Bán hàng online đã không còn là mở shop, đăng sản phẩm và bán
Dữ liệu của Metric cho biết, 6 tháng đầu năm doanh thu thương mại điện tử tăng gần 55% so với cùng kỳ, với sự đóng góp doanh thu lớn nhất đến từ nền tảng Shopee và TikTok Shop. Tuy nhiên ngược lại với doanh số, số lượng nhà bán hàng có phát sinh đơn hàng trên 5 sàn thương mại điện tử lại giảm 7,54%, theo đó số lượng nhà bán phát sinh đơn hàng trong 6 tháng đầu năm đạt 573.800 nghìn shop.
Cũng theo Metric, hiện nay các chính sách liên quan đến quản lý hoạt động thương mại điện tử cũng hoàn thiện, nổi bật như chống thất thu thuế, định danh người bán để chống hàng giả, kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc, chất lượng hàng hóa trong thương mại điện tử… Chưa kể các chính sách mới của sàn thương mại điện tử đang lấy người dùng làm trọng tâm cũng đã tác động trực tiếp tới các nhà bán hàng online, điều này thúc đẩy họ phải chuẩn hóa quy trình và nâng cao tính chuyên nghiệp trong kinh doanh.
6 tháng đầu năm doanh thu thương mại điện tử tăng gần 55% so với cùng kỳ
Theo ông Đào Thế Vinh, nhà sáng lập thương hiệu Midori, hiện nay bán hàng online đã không còn là mở shop, đăng sản phẩm và bán. Thay vào đó việc kinh doanh online cần được tính toán bởi giá bán, tốc độ giao nhận hàng và đủ các loại chi phí khác.
"Chỉ riêng chi phí theo quy định của sàn, chi phí quảng cáo, thuế đã chiếm kha khá, trong khi còn nhiều thứ phí khác như phí hoàn hàng, chi phí nhân sự, mặt bằng, kho bãi, vận chuyển… Điều này có nghĩa là nhà bán vừa phải tính toán các khoản thứ phải chi ra, vừa phải tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp để có thể tiếp tục tồn tại, đồng thời đảm bảo trải nghiệm mua sắm của người dùng được tốt nhất", ông Vinh phân tích
Logistics không đứng ngoài cuộc đua
Không chỉ nhà bán hàng online, các công ty logistics cũng chịu áp lực lớn trước số lượng đơn hàng tăng mạnh trong những chương trình sale lớn.
Như trong ngày sale 9/9, Shopee ghi nhận lượng đơn hàng bán ra tăng 4 lần ngày thường, chủ yếu là sản phẩm chăm sóc cá nhân và nhà cửa. Tiếp nối thành công, trong ngày sale 10/10 của Shopee, số lượng người dùng Shopee Mall cũng tăng mạnh so với ngày thường, trong số này có hơn 50% số người đến từ khu vực nông thôn và thị trấn nhỏ, cho thấy mức độ phủ sóng ngày càng rộng của mô hình gian hàng chính hãng trên sàn thương mại điện tử.
Theo một số tính toán gần đây, giao hàng chặng cuối đóng vai trò quan trọng trong thương mại điện tử, chiếm khoảng 28% tổng chi phí vận chuyển và có thể lên tới 53% trong trường hợp giao hàng theo yêu cầu. Đây cũng được xem là nguyên nhân thúc đẩy các đơn vị e-logistics "xắn tay" vào đường đua này.
Tỉ lệ giao hàng thành công trên toàn hệ thống của SPX đạt 97%
Như với SPX, đơn vị e-logistics này đang sở hữu 2 trung tâm phân loại được trang bị hệ thống phân loại tự động hiện đại bao gồm Bắc Ninh với tổng diện tích 100.000 m2. Đây hiện là trung tâm phân loại lớn nhất tại Việt Nam với công suất xử lý đạt mức 5 triệu bưu kiện/ngày. Ngoài ra là trung tâm phân loại tự động lớn ở TP Hồ Chí Minh với tổng diện tích 60.000 m2, công suất xử lý 2,5 triệu bưu kiện/ngày.
"Với chặng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, thời gian giao hàng đã được rút ngắn 7 tiếng so với hồi đầu năm. Cùng với đó, tỉ lệ giao hàng thành công trên toàn hệ thống của SPX đạt 97%, tỉ lệ hàng hư hỏng và thất thoát hàng luôn duy trì ở mức dưới 0,01%", đại diện SPX cho biết.
SPX cũng đang tập trung xây dựng trung tâm phân loại hàng tự động Bình Dương, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Với diện tích 106.000 m2 và công suất xử lý 4 triệu bưu kiện/ngày,
Theo báo cáo từ Google, Temasek và Bain & Company, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự đoán sẽ chạm ngưỡng 39 tỷ USD vào năm 2025. Với sự hỗ trợ từ các sàn thương mại điện tử cùng sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ từ các đơn vị vận chuyển được xem là trợ lực thúc đẩy các nhà bán hàng online phát triển toàn diện trong thời gian tới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!