Một siêu thị ở Novosibirsk, phía Đông Moscow. (Ảnh: AP)
Tuy nhiên, hàng không không phải là lĩnh vực duy nhất bị ảnh hưởng bởi những lệnh trừng phạt lẫn nhau giữa Nga và Ukraine.
Điển hình là lệnh trừng phạt khí đốt của châu Âu và Ukraine đã khiến Nga thất thu một khoản kinh phí không nhỏ. Theo hãng tin Bloomberg, Nga - nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới trong năm 2014 - có thể giảm xuất khẩu loại nhiên liệu này xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua. Riêng trong năm 2014, Ukraine giảm 44% lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga còn 14,5 tỷ m3.
Một khía cạnh khác là xuất khẩu. Doanh thu hàng hóa xuất khẩu từ Nga sang Ukraine đã giảm 63,5%, từ 8,1 tỷ USD xuống 2,9 tỷ USD. Trong khi đó, nhập khẩu hàng hóa từ Ukraine của Nga cũng giảm 60%, từ 4 tỷ USD xuống 1,6 tỷ USD trong thời gian từ tháng 1/2015 đến tháng 4/2015.
Cuộc khủng hoảng do tình trạng nội chiến ở miền Đông và căng thẳng với Nga khiến tình hình kinh tế Ukraine rơi vào tình trạng suy sụp. Giá trị đồng nội tệ Hryvnia xuống thấp kỷ lục, trong khi lãi suất tăng cao nhất trong 15 năm qua. Tổng nợ quốc gia và nợ quốc gia đảm bảo của Ukraine hiện đã lên tới 70 tỷ USD. Kinh tế Ukraine được dự đoán có thể sụt giảm gần 10% trong năm nay.
Quan hệ Nga và Ukraine đã trở nên xấu đi kể từ xung đột bùng phát ở miền Đông Ukraine hồi tháng 4/2014. Và kể từ đó đến nay, nhiều biện pháp trừng phạt về kinh tế và chính trị đã được hai bên áp đặt, gây thiệt hại lẫn nhau. Chừng nào vấn đề miền Đông Ukraine - nút thắt chính trong quan hệ giữa hai nước chưa được giải quyết, quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng này sẽ còn tiếp tục căng thẳng.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.