Không khí ấy ở cố đô lại càng đậm đà, ấm áp hơn nữa bởi những nét tinh tế của Huế.
Cả nhà xông đất đầu năm ở nhà vườn An Hiên - Huế
Người xông đất ở Huế thường được chọn là hợp tuổi, hợp căn, hợp mạng và phải ăn mặc đẹp. Áo dài truyền thống là trang phục được người Huế ưa chuộng mặc để đi xông đất.
Tại nhà vườn Bội Trân trên đồi thông Thiên An, họa sĩ Bội Trân và em Ngọc Trân, Hoa khôi Quốc Học Huế đang chúc trà lẫn nhau (Ảnh: Hiếu Trương)
Người lớn mời người trẻ ăn mứt Tết (Ảnh: Hiếu Trương)
Bà mừng tuổi cháu trong một gia đình ở đường Phan Đăng Lưu (xưa là đường Gia Long). Phong tục lì xì đã có từ rất lâu. Ở Huế, sáng đầu năm sau khi tắm rửa, mặc áo quần đẹp, người nhỏ tới chúc mừng năm mới người lớn tuổi và nhận được phong bì lì xì, trong là những tờ tiền mới để lấy hên cho cả năm.
Sau khi xông đất, lì xì và nói chuyện đầu năm, gia chủ đưa tiễn khách ra tận cổng và không quên gửi thêm những lời chúc năm mới ý nghĩa
Người Huế thường ra thăm vườn cây vào sáng mùng 1, trao cho những ước nguyện thầm kín vào thiên nhiên
Xong xuôi các lễ nghi, các chị em chăm sóc sắc đẹp một lần nữa trước khi đi du xuân. Trong ảnh là MC Hoài Cẩm (trái) tại Cung An Định.
Đại Nội được mở cửa miễn phí 3 ngày tết đầu năm nên được nhiều bạn trẻ, gia đình đến để thăm thú, du xuân ngay từ mùng 1
Những khung cảnh đẹp cổ kính càng làm cho nét hiện đại của giới trẻ trở lại gần hơn với quá khứ Huế xưa
Thế Miếu là nơi thờ các vua Nguyễn được nhiều bạn trẻ đến cầu nguyện ngày đầu năm
Tại Trường Lang trong Tử Cấm Thành
Ngoài Đại Nội, các lăng vua cũng được mở cửa miễn phí thu hút các tà áo dài Huế đến tham quan, cầu nguyện
Đa số giới nữ ở cố đô đều mặc áo dài để bắt đầu chuyến đi đầu năm mới. Các cô, các chị đều chọn những bộ áo dài đẹp nhất nhằm tôn thêm sự duyên dáng, tinh khôi và nét duyên của mình để cho một cái tết được ý nghĩa.