Khoảnh khắc chuyến bay số hiệu 175 của hãng hàng không United Airlines lao vào tòa pháp phía nam Trung tâm Thương mại Thế giới lúc 9h03 sáng ngày 11/9/2001 theo giờ địa phương. Trước đó, những tên không tặc khác đã cướp máy bay và lao vào tòa tháp phía bắc. Ảnh: Getty
Cú va chạm giữa máy bay chở khách với tòa tháp phía nam tạo thành quả cầu lửa khổng lồ giữa không trung. Bên cạnh đó, tòa tháp phía bắc vẫn tiếp tục bốc cháy dữ dội. Ảnh: Getty
Ở tòa tháp phía bắc, nhiều người mắc kẹt quyết định đu mình trên cửa sổ nhằm tìm cách thoát thân. Những cửa sổ này nằm ở độ cao 400m so với mặt đất. Ảnh: Getty
Trong khi nước Mỹ đang bàng hoàng về vụ tấn công khủng bố ở thành phố New York, chuyến bay số hiệu 77 của hãng American Airlines bị không tặc kiểm soát và lao xuống Lầu Năm Góc ở Arlington, bang Virginia lúc 9h37 phút theo giờ địa phương. Sự cố làm 59 hành khách, phi hành đoàn và những tên không tặc trên máy bay cùng 125 nhân viên làm việc tại trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ thiệt mạng. Ảnh: Getty
Lực lượng cứu hộ sơ tán những người sống và làm việc tại Trung tâm Thương mại Thế giới trước khi nó sụp đổ hoàn toàn, gây ra thảm kịch tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ với hơn 2.800 người bỏ mạng. Ảnh: Getty
Khoảnh khắc một trong hai tòa nhà sắp sập. Phía trước nó là tòa nhà Empire, một trong những biểu tượng của nước Mỹ. Ảnh: AP
Bức ảnh nổi tiếng mang tên “Falling Man”, chụp hình một người đàn ông nhảy khỏi những tầng cao nhất của tòa tháp với hi vọng sống sót. Tuy nhiên, bảo tàng vụ khủng bố 11/9 không trưng bày hình ảnh này vì cho rằng nó “quá sức chịu đựng” của một số người, nhất là những người mất thân nhân trong thảm kịch. Ảnh: AP
Tòa tháp phía nam đổ sập lúc 9h59 phút ngày 11/9, đúng 56 phút kể từ thời điểm máy bay lao vào tòa nhà. Dù bị tấn công sau nhưng tòa tháp phía nam sập trước tòa tháp còn lại. Ảnh: Getty
Tại Lầu Năm Góc, lực lượng cứu hỏa vật lộn với đám cháy do vụ khủng bố gây ra. Chưa tới 10 phút sau vụ tấn công trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ, Nhà Trắng đã ra lệnh sơ tán khẩn cấp. Ảnh: AP
Nỗ lực cứu hộ bên ngoài Lầu Năm Góc. Ảnh: AP
Hàng chục ngàn người vội vã rời New York sau vụ khủng bố kinh hoàng. Nó tương tự như cảnh quay trong các bộ phim của Hollywood về đại thảm họa. Ảnh: AP
Từ đầu tới chân cô Marcy Borders, một trong những người may mắn thoát khỏi Trung tâm Thương mại Thế giới, bị bụi trắng bao phủ khi tòa nhà sập. Ảnh: Getty
Vụ khủng bố tạo ra đám bụi khổng lồ bốc cao hàng ngàn mét trên bầu trời New York. Ảnh: New York Times
Những gì còn sót lại của hai tòa nhà sau vụ khủng bố. Ngày nay, người ta gọi khu vực là Ground Zero (vùng đất số không) và xây dựng trên đó bảo tàng cùng khu tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố 11/9. Ảnh: Getty
Lính cứu hỏa dìu một nạn nhân khỏi hiện trường. Ảnh: Getty
Cựu Tổng thống Mỹ George W.Bush gặp gỡ và động viên lính cứu hỏa, những người trực tiếp tham gia nỗ lực giải cứu nạn nhân vụ khủng bố 11/9. Rất nhiều lính cứu hỏa chết hoặc bị thương khi không kịp thoát khỏi các tòa nhà lúc nó sụp đổ. Ảnh: AP
Đống đổ nát khổng lồ sau thảm kịch kinh hoàng. Ảnh: AP
Vào ngày 12/9/2001, giới chức Mỹ phát hiện xác chuyến bay số hiệu 93 của hãng United Airlines ở một cánh đồng thuộc bang Pennsylvania. Kết quả điều tra cho thấy hành khách và phi hành đoàn đã dũng cảm chiến đấu chống lại những kẻ khủng bố định sử dụng máy bay để tấn công nước Mỹ. Họ hi sinh anh dũng để cứu mạng nhiều người khác. Ảnh: Reuters