Chuyên mục

Giải cứu nông sản: Đừng lợi dụng lòng thương!

Trung tâm Tin tức VTV24 - 05/03/2020 - 11:32 - Tiêu dùng

VTV.vn - Phong trào giải cứu nông sản bản chất là xuất phát từ "tình thương" nên bị nhiều người lợi dụng.

Hơn 1 tháng qua, với sự ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều nơi đã rộ lên phong trào giải cứu nông sản vì xuất khẩu gặp khó. Tinh thần đoàn kết, giúp nhau vượt qua khó khăn được thể hiện rõ nét. Tuy nhiên, dường như nhiều người đang sử dụng từ "giải cứu" như là một chiêu thức kinh doanh hơn là đúng với nghĩa đen của nó.

Những lời kêu gọi "giải cứu" được giới kinh doanh online rao đầy trên các trang mạng xã hội. Mặt hàng nào cũng vì không xuất đi được nên giá rẻ chưa từng có. Ngao 2 cùi được rao bán 55.000 đồng/kg; hàu 50.000 đồng/kg; trứng cút 35.000 đồng/100 trứng.

Tuy nhiên, nếu so sánh mức giá theo lời quảng cáo với thực tế thật đáng ngạc nhiên. Hàu bán tại các vựa cũng chỉ 40.000 đồng/kg; ngao hai cùi chỉ 50.000 - 80.000 đồng cho loại lớn. Trong khi với trứng cút, tại các chợ, giá bán là 1.000 đồng 4 trứng. Như vậy, với 35.000 đồng có thể mua được 140 trứng.

Không chỉ tự ý gắn mác "giải cứu" cho sản phẩm mình kinh doanh, nhiều nơi còn đánh đồng chất lượng, khiến người tiêu dùng nhầm lẫn. Ví dụ với tôm hùm, hiện có 2 loại phổ biến là tôm hùm xanh và tôm hùm bông. Theo các chủ vựa hải sản, giá tôm hùm bông thường từ 1.500.000 - hơn 2.000.000 đồng/kg tùy kích cỡ, còn tôm hùm xanh chỉ 550.000 - 750.000 đồng/kg. Bởi sự mập mờ của nhiều người bán, không ít người đang ăn tôm hùm xanh nhưng cứ nghĩ là "giải cứu" tôm hùm bông.

Ông Nguyễn Bình Minh - Giảng viên Trường Đại học Thương mại cho hay: "Nếu lừa dối khách hàng có thể bán được hàng lúc này nhưng sau đó khách sẽ không hài lòng, không thoả mãn. Khi họ mua sản phẩm về, sau một thời gian phát hiện giá đó bị đắt hoặc sản phẩm không phải là sản phẩm giải cứu mà là sản phẩm thải loại, không đạt tiêu chuẩn sẽ không "giải cứu" nữa".

Các chuyên gia nông nghiệp cho biết, phong trào giải cứu nông sản bản chất là xuất phát từ "tình thương" nên bị nhiều người lợi dụng. Cũng theo nhiều chuyên gia nông nghiệp, không chỉ bị các đối tượng lợi dụng "tình thương" để trục lợi, mà lạm dụng việc "giải cứu" còn gây tiền lệ xấu cho ngành nông nghiệp, khi đi ngược lại cơ chế thị trường.

Để không còn giải cứu nông sản Để không còn giải cứu nông sản Thị trường nội địa cho nông sản sau đợt giải cứu Thị trường nội địa cho nông sản sau đợt giải cứu Điệp khúc “giải cứu nông sản” khi nào chấm dứt? Điệp khúc “giải cứu nông sản” khi nào chấm dứt?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Trung tâm Tin tức VTV24

Cùng chuyên mục

XEM

Giải mã cơn sốt KOC: Sức hút từ tính "chân thật"

VTV.vn - Khi ngày càng có nhiều nội dung UGC (nội dung do người dùng tạo ra) được tài trợ từ các thương hiệu để phủ sóng trên mọi nền tảng thì tính chân thực có còn được đảm bảo?

Nhiều tiềm năng phát triển bền vững ngành nguyên liệu F&B tại Việt Nam

VTV.vn - Xu hướng tiêu dùng mới và tầng lớp trung lưu tăng nhanh đang khiến thị trường Việt Nam trở thành mảnh đất "màu mỡ" cho ngành F&B.