Chuyên mục

Kết nối cung cầu để kích thích tiêu dùng nội địa

Ban Thời sự - 30/05/2020 - 06:47 - Tiêu dùng

VTV.vn - Đa dạng hóa cách tiếp thị sản phẩm, tăng cường kết nối cung cầu và thúc đẩy tiêu dùng nội địa là những chiến lược để giúp hàng Việt đến tay người tiêu dùng Việt Nam.

Việt Nam là nền kinh tế thiên về xuất khẩu. Đại dịch COVID-19 đã khiến cho nhiều thị trường tiêu thụ hàng hóa của chúng ta trên thế giới bị gián đoạn, thậm chí đóng cửa. Hậu quả là nhiều loại hàng hóa, nông sản bị hạn chế đầu ra, đe dọa nguy cơ đình đốn sản xuất.

Không thể ngồi chờ thị trường thế giới cho đến hết dịch, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa với gần 100 triệu dân. Từ các loại hoa quả cho đến hàng Việt Nam chất lượng cao lâu nay đã có chỗ đứng trên thị trường quốc tế, thì nay mới quay lại thuyết phục người tiêu dùng trong nước thông qua các chương trình giới thiệu, quảng bá để kích cầu tiêu thụ. 

Đây cũng là cách để đa dạng hóa thị trưởng, giảm bớt rủi ro khi thời gian qua nhiều loại hàng hóa của chúng ta đã quá phụ thuộc vào một vài thị trường trên thế giới.

Kết nối cung cầu để kích thích tiêu dùng nội địa - Ảnh 1.

Thu hoạch vải thiều Thanh Hà. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Để thực hiện nhiệm vụ kép, vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa đảm bảo duy trì, phục hồi, tạo đà tăng trưởng kinh tế - xã hội sau dịch, hoạt động kết nối cung cầu, qua đó thúc đẩy tiêu dùng nội địa là những giải pháp mà nhiều địa phương đang triển khai.

Dịch bệnh đã khiến cho tiêu dùng nội địa của Hà Nội trong tháng 4 đầu sụt giảm tới 40%. Nay là lúc cần đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, nên thay vì chỉ đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, hỗ trợ sản xuất cho người nông dân, năm nay hoạt động kết nối cung cầu đã mở rộng ra tất cả các loại hàng hoá thiết yếu khác. Chỉ riêng Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam đã cam kết với gần 400 nhà cung cấp, đảm bảo nâng mức tiêu thụ cho hơn 100.000 sản phẩm hàng hoá.

"Chúng tôi phối hợp với các nhà cung cấp để làm các chương trình khuyến mại, với mục tiêu là gia tăng lên từ 20% đến 30% mức tiêu thụ của của người dân, đặc biệt vào các dịp lễ, các dịp cuối tuần. Với mức tiêu thụ tăng lên như vậy, chúng tôi đảm bảo được việc cam kết với các nhà cung cấp của mình, sẽ gia tăng lên lượng hàng tồn kho ở mức giữ vũng 200%" - ông Nguyễn Anh Phương - Giám đốc Điều hành Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam cho hay.

Dịch COVID-19 đã khiến cho thu nhập của hầu hết người dân bị sụt giảm, tạo tâm lý thắt chặt hầu bao, ngại mua sắm các mặt hàng tiêu dùng. Điều này khiến cho thị trường bán lẻ Việt Nam - một trong những thị trường phát triển nhanh hàng đầu thế giới với mức bình quân trên 10% nay bị kéo xuống còn chưa đến 1%. 

Kết nối cung cầu để kích thích tiêu dùng nội địa - Ảnh 2.

Ảnh minh họa. Ảnh: Dân trí.

Để khôi phục kinh tế, kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân, cho vay tiêu dùng cùng những gói tín dụng lãi suất rẻ đang được nhiều ngân hàng triển khai mạnh mẽ. Qua đó, vừa đẩy mạnh lưu thông hàng hóa, giảm lượng hàng tồn kho và kích thích sản xuất.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Ban Thời sự

Cùng chuyên mục

XEM

Hoá đơn tiền điện tại Hà Nội tăng vọt do đâu?

VTV.vn - Theo Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội, việc tăng giá điện là do đang thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ, chuyển từ đầu tháng sang cuối tháng.

"Trạm tái sinh Aquafina" biến chai nhựa trở nên có ích hơn

VTV.vn - Dự án công nghệ "Trạm tái sinh Aquafina" được ra đời với mục tiêu biến những chai nhựa đã qua sử dụng trở nên có ích hơn với cuộc sống.