Gìn giữ nét đẹp nhạc ngũ âm Khmer

Hưng Đăng-Thứ sáu, ngày 20/09/2024 10:33 GMT+7

VTV.vn - Nhạc ngũ âm là di sản rất đặc biệt của người Khmer gắn bó mật thiết với đời sống hàng ngày.

Chương trình Kính đa chiều (VTV9) đã giới thiệu những đặc điểm của dàn nhạc ngũ âm trong đời sống nghệ thuật, văn hóa tinh thần của họ.

Với đồng bào Khmer, nhạc ngũ âm có vai trò rất quan trọng đi vào cuộc sống hàng ngày, sinh hoạt nghệ thuật. Nhạc ngũ âm gồm 5 loại nhạc cụ là bộ đồng, bộ gỗ, bộ da, bộ phách, bộ hơi hòa quyện với nhau. Những chất liệu tạo nên các nhạc cụ này có thể gặp ở dàn nhạc của nhiều dân tộc khác, tuy nhiên tính chất độc đáo của dàn nhạc ngũ âm Khmer là phối hợp nhiều loại âm thanh khác nhau và có nhiều sự thay đổi.

Hầu như các chùa của người Khmer đều có đội nhạc công ngũ âm riêng để phục vụ cho những lễ hội. Đây là nơi bảo tồn và truyền giữ cho các thế hệ sau thông qua hoạt động tôn giáo ở chùa.

Ở các chùa, các đoàn nghệ thuật phục vụ hầu hết nghi lễ của đồng bào Khmer trong một năm. Với số lượng ngày lễ khá nhiều, khoảng 100 ngày trong một năm nên đội nhạc công ngũ âm khá bận rộn và hầu hết chỉ làm công việc này. Vào dịp Lễ tết, lễ dâng hoa, lễ cúng, cầu siêu, mùa màng, cầu mưa, cầu sức khỏe…

Nhạc ngũ âm của người Khmer quen thuộc nhất với với mọi người là các ca khúc Oh Svay Chanty có nhịp điệu sôi động. Mỗi khi khúc nhạc này cất lên thì khiến mọi người đều muốn được nhảy múa. Đây là văn hóa lâu đời ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước