Nguyên nhân gốc rễ tác động văn hóa đọc từ cách dạy, học và đánh giá môn Văn

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 22/08/2024 15:03 GMT+7

VTV.vn - Trong một thời gian dài, việc học văn ở một số nơi xảy ra tình trạng học khuôn mẫu, lối mòn, học vẹt, học chỉ để lấy điểm.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, có khoảng 30% người dân Việt Nam đọc sách thường xuyên, 26% không đọc sách và 44% thỉnh thoảng đọc sách. Năm 2023, trung bình một người Việt Nam đọc 5,3 cuốn sách/năm, trong đó có khoảng 3 cuốn sách là sách giáo khoa. Điều đó đồng nghĩa người Việt chỉ đọc khoảng 2 cuốn sách/năm. So sánh với với Singapore, trung bình người dân nước này đọc 14 cuốn/năm, người dân Nhật Bản đọc 20 cuốn/năm. Có thể thấy, việc đọc sách của người Việt có tỷ lệ rất thấp. Nhiều chuyên gia cho rằng, thực trạng lười đọc hiện nay là hệ quả của việc thiếu quan tâm, nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho trẻ. Trường học không có tiết đọc sách chính thức. Gia đình không quan tâm, phát triển thói quen đọc sách cho con từ sớm.

Với giới trẻ, việc đọc sách những năm gần đây có xu hướng giảm mạnh, theo kiểu đọc nhanh, đọc ngắn, đọc sách mỏng. Có nhiều yếu tố gây ra thực trạng này. Tuy nhiên, trong số những nguyên nhân gốc rễ tác động đến văn hóa đọc, đó là cách dạy, cách học và cách đánh giá môn Văn trong nhà trường phổ thông. Trong một thời gian dài, việc học văn ở một số nơi xảy ra tình trạng học khuôn mẫu, lối mòn, học vẹt, học chỉ để lấy điểm. Người học không có nhu cầu đọc thêm, đọc sâu các tác phẩm. Cứ thế, rừng hoa đẹp của văn chương bị lướt qua, thói quen đọc sách dần phai nhạt. Tuy nhiên, sắp tới đây thực tế này được dự báo sẽ có chuyển biến tích cực cùng với sự đổi mới trong cách dạy, cách học môn văn theo chương trình mới.

Có thể nói, trước thềm năm học mới, nội dung yêu cầu trên cũng là thách thức vừa là cơ hội để giáo viên và học sinh được thực sự phát triển năng lực bản thân. Ở nhiều trường học, thầy cô cũng đã vượt khó để tìm ra cách làm mới, hay. Từ đó, phong trào đọc trong trường học cũng chuyển biến tích cực song song với nỗ lực đổi mới dạy và học môn Văn.

Trường phổ thông chính là môi trường cơ bản để thúc đẩy văn hóa đọc chất lượng và hiệu quả hơn. Yêu cầu đổi mới trong dạy và học môn văn buộc cá nhân thầy và trò phải đọc nhiều hơn, sâu hơn. Thích ứng với thi cử là yêu cầu trước mắt, còn tác động lâu dài là mở ra triển vọng phát triển văn hóa đọc bền vững hơn trong học sinh.

“Cần ý thức không chỉ là đối phó với việc thi cử mà đây thực sự là một điều cần làm, việc khuyến đọc, xây dựng văn hóa đọc, trao cho các em kỹ năng đọc sách, khai thác sách để làm sao niềm yêu thích sách ở lại, là nhu cầu tự thân của mỗi đứa trẻ không phải đơn giản. Nhưng chúng ta có thể làm được nếu có ý thức hướng đến điều đó một cách có phương pháp”, TS. Nguyễn Thụy Anh - Chuyên gia giáo dục chia sẻ.

Với yêu cầu đổi mới trong dạy và học, kiểm tra đánh giá môn Văn, văn hóa đọc lại càng trở nên cần thiết. Tuy nhiên, quy định này vẫn chỉ như cú hích, cần có thêm nhiều giải pháp hơn nữa để thúc đẩy phong trào khuyến đọc từ gia đình đến cộng đồng. Hiện tại, nhiều mô hình đọc sách thân thiện, hấp dẫn đang dần được gây dựng, phát triển với cách làm sáng tạo.

Thư viện Hà Nội – Địa chỉ ươm mầm văn hóa đọc Thư viện Hà Nội – Địa chỉ ươm mầm văn hóa đọc

VTV.vn - Thư viện Hà Nội là địa chỉ nghiên cứu học tập, góp phần xây dựng một xã hội học tập, nâng cao dân trí và phát triển con người một cách toàn diện nhất.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước