9 nhiệm vụ ứng phó với các trận lũ, lũ quét, sạt lở đất

T.K-Thứ ba, ngày 20/08/2019 22:27 GMT+7

VTV.vn - Ngày 20/8, đã diễn ra Hội nghị rút kinh nghiệm công tác ứng phó mưa, lũ hoàn lưu sau bão số 3 và giải pháp khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai khu vực miền núi.

Ngày 03/8/2019, lũ quét, sạt lở đất xảy ra tại nhiều khu vực trên địa bàn huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của nhân dân, làm 13 người chết và mất tích, trong đó nặng nề nhất là bản Sa Ná, xã Na Mèo. Tại Thanh Hóa thiệt hại do bão số 3 ước tính thiệt hại: 914 tỷ đồng (trong đó thiệt hại tại Quan Sơn là 120 tỷ đồng). Bản Sa Ná nằm ven Suối Son bắt nguồn từ Lào, độ cao lưu vực (tại Sa Ná) khoảng 1.600m. Cách thượng lưu bản 2,4km, suối Son bị co hẹp (độ chênh cao 57m). Bản Sa Ná có 74 hộ sinh sống ven bờ suối, cao hơn lòng suối 6-7m; giao thông vào bản, độc đạo dọc suối Son. Vào mùa lũ, Bản thường xuyên bị ngập nước. Nguyên nhân gây lũ quét tại Na Sá do lưu vực lớn, độ dốc cao dẫn đến lũ tập trung nhanh dễ gây lũ quét; lòng suối Son co hẹp, gây nút thắt; cây lớn bị chặn lại, tạo thành đập tự nhiên.

Để đánh giá đầy đủ nguyên nhân cũng như bài học, kinh nghiệm và đề ra công việc tái thiết, phục hồi cho bản Sa Ná và các bản khu vực miền núi ở Thanh Hóa và các tỉnh nói chung, ngày 20/8/2019 tại Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Ban Chỉ đạo TW về PCTT phối hợp với UNBD tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm công tác ứng phó mưa, lũ hoàn lưu sau bão số 3 và giải pháp khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai khu vực miền núi. Chủ trì Hội nghị Phó trưởng ban Ban chỉ đạo TW về PCTT, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai và Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng. Hội nghị có sự tham gia của hơn 100 đại biểu là lãnh đạo của các xã, huyện vùng núi Thanh Hóa và 4 tỉnh khu vực miền núi lân cận Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Nghệ An.

Hội nghị nhằm xác định rõ nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, tồn tại, hạn chế và bàn về giải pháp khắc phục, trong đó, có việc tái định cư, gắn với xây dựng nông thôn mới; xây dựng lực lượng xung kích thôn, bản để hạn chế những thiệt hại đối với những tình huống tương tự trong thời gian tới. Tại Hội nghị, Tổng cục Phòng chống thiên tai và Công đoàn Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã trao số tiền ủng hộ 200 triệu đồng cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi lũ quét.

9 nhiệm vụ ứng phó với các trận lũ, lũ quét, sạt lở đất - Ảnh 1.

Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo TW về PCTT Trần Quang Hoài phát biểu tại hội nghị.

Hội nghị đã nghe các báo cáo, các bài tham luận của Văn phòng thường trực, các cơ quan Trung ương, đặc biệt là ý kiến,nghiệm của các địa phương. Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao Văn phòng thường trực BCH tham mưu, đầu tư ngay một số trang thiết bị hỗ trợ ứng phó với thiên tai như súng bắn dây cứu hộ, điện thoại vệ tinh và lắp đặt thêm các thiết bị đo mưa.

Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu, phát biểu kết luận tại Hội nghị, Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo TW về PCTT Trần Quang Hoài nhấn mạnh về các nhiệm vụ trọng tâm mà Ban Chỉ đạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành địa phương cần tập trung triển khai trong thời gian tới để giúp các địa phương khắc phục hậu quả và sẵn sàng ứng phó với các trận lũ, lũ quét, sạt lở đất trong thời gian tới như sau:

Một là, rà soátnhững nơi có nguy cơ lũ quét sạt lở đất.

Hai là, rà soát ngay công tác thông tin, tuyên truyền theo các loại hình khác nhau; hướng dẫn cho người dân biết cách phòng ngừa thiên tai.

Ba là, rà soát, tăng cường các hoạt động lực lượng xung kích.

Bốn là, kiểm tra phá bỏ những điểm tắc nghẽn dòng chảy.

Năm là, tăng cường chất lượng, dự án cảnh báo thiên tai.

Sáu là, trích kinh phí từ quỹ phòng chống thiên tai để nâng cao năng lực cho văn phòng thường trực các cấp; mua sắm trang thiết bị cho lực lượng xung kích.

Bảy là, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ như sau:

- Đề nghị Bộ Thông tin truyền thông tăng cường lượng phủ sóng trên khu vực miền núi.

- Sớm hoàn thành dự ándi dời dân cư khẩn cấp vùng nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất

- Sớm triển khai hướng dẫn nâng cao năng lực cho văn phòng thường trực các tỉnh cũng như ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng chống thiên tai.

- Khẩn trương tổng hợp hỗ trợ thiệt hại cho các tỉnh bị ảnh hưởng thiên tai

Tám là, đề nghị Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và TKCN tăng cường thiết bị hiện đại để ứng phó hiệu quả với thiên tai.

9 nhiệm vụ ứng phó với các trận lũ, lũ quét, sạt lở đất - Ảnh 2.

Toàn cảnh hội nghị.

Chín là, chính quyền các cấp, đơn vị chức năng của huyện Quan Sơn tiếp tục tìm kiếm người mất tích; tiêu độc khử trùng tại các khu vực bị thiệt hại; sử dụng nguồn hỗ trợ đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch.

Trước đó, vào sáng cùng ngày, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo đã đi thực địa và kiểm tra công tác khắc phục, tái thiết sau thiên tai ở bản Sa Ná và tặng quà trực tiếp cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng.

Một số hình ảnh ghi nhận:

9 nhiệm vụ ứng phó với các trận lũ, lũ quét, sạt lở đất - Ảnh 3.
9 nhiệm vụ ứng phó với các trận lũ, lũ quét, sạt lở đất - Ảnh 4.
9 nhiệm vụ ứng phó với các trận lũ, lũ quét, sạt lở đất - Ảnh 5.
9 nhiệm vụ ứng phó với các trận lũ, lũ quét, sạt lở đất - Ảnh 6.
9 nhiệm vụ ứng phó với các trận lũ, lũ quét, sạt lở đất - Ảnh 7.
9 nhiệm vụ ứng phó với các trận lũ, lũ quét, sạt lở đất - Ảnh 8.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước