97% người lao động mong muốn làm thêm giờ

Quang Phồn, Quang Linh, Thanh Hoàng (Ban Thời sự)-Chủ nhật, ngày 02/10/2016 21:49 GMT+7

VTV.vn - Kết quả của một khảo sát gần đây cho thấy, có tới 97% người lao động được hỏi đều có mong muốn được làm thêm giờ.

Bộ luật Lao động hiện đang quy định giờ làm thêm tối đa của người lao động không quá 200 giờ mỗi năm, trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ. Quy định này đang làm khó cho doanh nghiệp và người lao động trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt.

Nếu chỉ làm đúng 8h/ngày thì thu nhập của nhiều lao động vẫn không đủ trang trải cho cuộc sống thường ngày dù mức thu này đã cao hơn mức lương tối thiểu.

Do đặc thù gia công hàng xuất khẩu theo thời vụ nên những doanh nghiệp dệt may, da giầy thường xuyên tăng ca để kịp tiến độ giao hàng. Đây cũng là việc cực chẳng đã vì nếu người lao động làm thêm giờ thì doanh nghiệp cũng phải trả chi phí cao hơn bình thường rất nhiều.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) khuyến cáo giới hạn giờ làm thêm chỉ dưới mức 600 giờ/năm. Hiện, Việt Nam là nước quy định giờ làm thêm chỉ bằng gần ½ mức trên và thấp nhất khu vực. Năng suất lao động thấp cộng với giới hạn về số giờ làm thêm đã bó buộc cả người lao động lẫn người sử dụng lao động, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thực tế tại nhiều địa phương cho thấy, số giờ làm thêm tại một số DN đã lên đến 700 giờ/năm. Vấn đề đặt ra là thể chất của người Việt liệu có đủ đáp ứng để tăng số giờ làm thêm không. Theo tính toán của Cục An toàn lao động, người lao động làm thêm 1 giờ mỗi ngày trong 10 năm thì tuổi thọ lao động sẽ giảm 6,5 năm.

Bộ LĐTBXH khẳng định, sẽ cân nhắc tất cả các yếu tố này để đưa ra mức tăng giờ làm thêm phù hợp. Dự kiến, phương án tăng giờ làm thêm sẽ được chốt trong thời gian tới nhưng chủ trương là mở thời gian làm thêm và khoanh vùng cho từng nhóm đối tượng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tạiTV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước