Với câu hỏi về kết luận thanh tra trước khi xảy ra sự cố môi trường biển vào tháng 4/2016, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, trên thực tế đoàn đã thanh tra công ty Formosa trong tháng 6/2015, kết thúc trong tháng 9/2015 và đến tháng 1/2016 thì ban hành kết
luận cùng với các cơ sở thanh tra khác.
Vào thời điểm đó, cơ quan thanh tra đã kiểm tra và xác nhận công ty
Formosa đang trong quá trình thi công và xây dựng một số hạng mục công trình, trong đó có trạm dập cốc. Vì lý do đó, kết luận thanh tra chưa chỉ ra được các
sai sót bởi Formosa đang xây dựng trong giai đoạn công trình.
Kiểm điểm trách nhiệm với tinh thần nghiêm túc, không né tránh
Về trách nhiệm, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: tổ chức gây ra sự cố đã được chỉ rõ, thừa nhận trách nhiệm, xin lỗi nhân dân và Chính phủ Việt Nam, cam kết đền
bù thiệt hại và đã thực hiện đền bù thiệt hại.
Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các tổ chức cá nhân có liên quan trong Hệ
thống quản lý Nhà nước, các cấp kiểm điểm xem xét trách nhiệm sai phạm, mức độ
kỷ luật nếu có, tinh thần là nghiêm túc và không né tránh. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực
hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ khi tiến hành kiểm điểm ngay
từ những ngày đầu với tập thể, ban cán sự nhiệm kỳ 2010 – 2015.
Bộ trưởng cho biết thêm, kết quả cuối cùng, Ban cán sự đã nhận các hình thức và trình lên cấp
trên theo quy định công tác kiểm tra của Đảng để xem xét. Với cấp dưới, Ủy ban
kiểm tra đang phối hợp với Bộ TN&MT để xem xét các dấu hiệu vi phạm và sẽ xử
lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Khi có kết quả báo cáo của cấp trên và
theo trình tự xử lý với cán bộ, Bộ TN&MT sẽ công bố rộng rãi cho nhân
dân.
Bộ trưởng Bộ TN&MT trả lời chấn vất về các vấn đề xung quanh sự cố môi trường biển tại miền Trung sáng 16/11
Biển miền Trung đã cơ bản an toàn
Về vấn đề môi trường đã an toàn chưa, ngày 22/8, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố về cơ bản môi trường 4 tỉnh miền Trung đảm bảo an toàn, dựa trên những kết
quả điều tra đánh giá rất bài bản công phu và đã được thẩm định, xác nhận của
các cơ quan tư vấn độc lập trong và ngoài nước, với sự tham gia của rất nhiều
chuyên gia từ các Viện nghiên cứu hàng đầu Việt Nam.
Đến ngày 22/9, khi công bố an toàn về hải sản, Bộ TN&MT một lần nữa
trên cơ sở theo dõi thường xuyên tập trung và một số vùng nhạy cảm, đã công bố
khu vực biển miền Trung với các chỉ số đáp ứng an toàn trên toàn bộ.
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà khẳng định biển miền Trung an toàn trên cơ sở phân tích từ trầm tích
đáy, nước đáy, nước giữa và nước mặt trên toàn bộ khu biển. Tất cả các hoạt động
du lịch, thể thao, nuôi trồng thủy sản có thể tiến hành bình thường. Tuy nhiên, các hoạt
động trên cần tiến hành theo quy chuẩn, hướng dẫn cần thiết để có thể kiểm soát
được các vấn đề về dịch bệnh cũng như môi trường.
Về quá trình đền bù thiệt hại, ngay sau khi xảy ra sự cố, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành ngay quyết định nhằm giải quyết các vấn đề rất cấp
thiết và thiết thực với người dân, với tinh thần không để một người dân nào
đói, rét. Ngoài ra, cũng quan tâm toàn diện đến vấn đề công ăn việc
làm của người dân và các an ninh trật tự khác.
Sau khi Formosa đền bù, Chính phủ cũng đã ra văn bản dựa trên sự tổng
hợp ý kiến thống nhất khoa học của các bộ ngành Trung ương và các địa phương
cùng tham khảo ý kiến của người dân về các đối tượng đền bù, định mức đền bù. Về
cơ bản, người dân tham gia trực tiếp hoạt động tại biển và gián tiếp trong 7
nhóm đối tượng thiệt hại đã được xác định.
Hiện nay 4 địa phương chịu ảnh hưởng
từ sự cố môi trường biển đang tiếng hành khẩn trương tạm ứng kinh phí giai đoạn
1 là 3.000 tỷ. Chính phủ cũng đã trực tiếp kiểm tra và lắng nghe ý kiến của người
dân, địa phương và đang tiếp tục hoàn thiện, xem xét việc đền bù.
Video trả lời về vấn đề trách nhiệm, câu hỏi biển miền Trung đã an toàn chưa và công tác đền bù thiệt hại sự cố môi trường biển tại miền Trung:
Bộ TN&MT trả lời về sự cố môi trường biển
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tạiTV Online!