Mới đây nhất là vụ việc xảy ra ở Kiên Giang tuần trước. Đã có 8 người tử vong trong 3 vụ việc này. Vì sao liên tục xảy ra những vụ ngư dân thiệt mạng do ngạt khí như vậy? Khi xuống hầm tàu cá thì cần lưu ý điều gì?
Trong suốt chuyến biển, ngư dân phải vào hầm bảo quản thường xuyên bởi đây không chỉ là nơi chứa hải sản khai thác được mà còn là nơi lưu trữ thực phẩm cho cả chuyến đi. Vụ ngạt khí khiến 4 ngư dân tỉnh Kiên Giang tử vong trong tuần trước không khiến nhiều lao động lo lắng.
Các hầm bảo quản thực phẩm như tàu cá được xem là môi trường làm việc độc hại bởi tiềm ẩn các loại khí độc và vi sinh vật nguy hiểm đến sức khỏe con người. Trong điều kiện này, người lao động cần được trang bị bảo hộ khi làm việc dưới hầm.
Cùng với tàu cá đóng mới ngày càng lớn, hầm cá càng sâu, chuyến biển càng dài, nguy cơ xảy ra sự cố ngạt khí cho ngư dân dưới hầm tàu cá càng tăng cao. Về lâu dài, việc mở các lớp tuyên truyền kiến thức về an toàn lao động cho ngư dân là điều cần thiết. Bên cạnh đó, cần có quy định trang bị bảo hộ, máy đo nồng độ khí dưới hầm tàu cá, đảm bảo cho ngư dân làm việc ở khu vực này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!