Tuy nhiên, vấn đề được dư luận quan tâm là vì sao việc phá rừng chỉ được phát hiện và ngăn chặn khi đã có tới hàng nghìn m2 rừng phòng hộ bị phá? Lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương có trách nhiệm như thế nào khi để xảy ra sự việc phá rừng này?
Theo quy định, mọi hành vi xâm hại rừng phòng hộ đều bị xử lý nghiêm, nhưng tại khu vực tiếp giáp cửa sông Hóa thuộc địa bàn xã Thụy Trường, rừng phòng hộ đã bị phá tan hoang. Một cán bộ phụ trách lâm sinh, thủy sản của xã cho biết, đây là vụ phá rừng nghiêm trọng nhất từ trước tới nay ở tỉnh Thái Bình.
Theo kết quả đo đạc bằng máy định vị GPS của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Bình, diện tích rừng bị phá lên tới hơn 7.500m2. Trên diện tích rừng bị phá là những cây bần, cây trang có tuổi đời hơn chục năm. Trả lời câu hỏi về trách nhiệm của kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Bình cho biết, toàn bộ diện tích rừng phòng hộ ở Thái Bình chưa được giao khoán cho các tổ chức, cá nhân. Do vậy, trách nhiệm bảo vệ rừng thuộc về chính quyền địa phương các cấp.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!