“Có cơ sở cho thấy kỳ thi THPT quốc gia 2015 giảm áp lực, giảm tốn kém”

PV-Thứ hai, ngày 16/11/2015 16:49 GMT+7

VTV.vn - Trong phiên trả lời chất vấn ngày 16/11, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận khẳng định có cơ sở cho thấy kỳ thi THPT quốc gia 2015 giúp giảm áp lực và tốn kém.

Kỳ thi THPT quốc gia 2015 được xem là một kỳ thi lịch sử, một trận đánh lớn của ngành giáo dục. Sau rất nhiều lo ngại, thậm chí cả ngờ vực, cuối cùng Kỳ thi THPT Quốc gia 2 trong 1 hay còn gọi là kỳ thi 2 chung - là ước mơ ấp ủ lâu nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo - đã được tổ chức thành công, theo đánh giá của Bộ. Tuy nhiên, theo ý kiến của các nhà chuyên môn, kỳ thi này còn tồn tại quá nhiều bất cập. Thậm chí, trong một cuộc phỏng vấn, PGS Văn Như Cương đã không ngần ngại tuyên bố: "Kỳ thi THPT Quốc gia thất bại hoàn toàn!".

Ngoài phổ điểm một số môn chưa chuẩn phần nào cho thấy công tác ra đề những môn này vẫn chưa đạt mục tiêu phân hóa tốt thí sinh, Công tác xét tuyển còn cho thấy nhiều hạn chế khi chưa tính toán hết những vấn đề về kỹ thuật, khiến thí sinh và gia đình còn bối rối, thiếu thông tin, thiếu sự chủ động.

Dù đã kết thúc cách đây hơn 3 tháng song cho đến nay, kỳ thi THPT quốc gia 2015 vẫn gây tranh cãi và là chủ đề được nhiều đại biểu Quốc hội đề cập tới trong phiên chất vấn. Cụ thể, đại biểu Nguyễn Thế Học của tỉnh Phú Yên đã đặt câu hỏi: "Kỳ thi tốt nghiệp là kỳ thi căng thẳng, đầy áp lực, tốn kém nhiều tiền của. Bộ Giáo dục và Đào tạo có gửi một bản báo cáo không số, không người ký, có dấu treo của Bộ gửi đến các đại biểu Quốc hội với nội dung cho rằng kỳ thi này đã giảm tốn kém. Xin Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết tính pháp lý của văn bản này và kỳ thi THPT sắp tới đc tổ chức như thế nào?".

Kỳ thi THPT Quốc gia: Bộ GD&ĐT thừa nhận khuyết điểm do tính toán chưa hết Kỳ thi THPT Quốc gia: Bộ GD&ĐT thừa nhận khuyết điểm do tính toán chưa hết

VTV.vn - Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 vào sáng nay (1/10), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng Bộ GD&ĐT cần nghiêm túc nhìn nhận những thiếu sót, tồn tại.

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, những năm trước, với ba đợt thi tuyển sinh đại học và một đợt thi tốt nghiệp THPT, học sinh phải thi tối đa 12 môn. Tuy nhiên giờ đây, với cách thức tổ chức thi THPT quốc gia, các em học sinh chỉ phải thi tối đa 8 môn và phổ biến là 5 môn.

“Sự thay đổi này giúp tiết kiệm trong công tác ra đề, coi thi, chấm thi rất nhiều. Các cháu chỉ cần ở tỉnh cũng thi được, giúp giảm thiểu chi phí đi lại. Cách tổ chức thi như vậy cùng sự thay đổi cách ra đề thi, chấm thi, chú trọng kiểm tra năng lực thay vì nhớ máy móc đã giúp giảm tình trạng luyện thi, học lò ở các thành phố lớn. Bên cạnh đó, năm nay tình trạng gian lận cũng được giảm hẳn” – Bộ trưởng nói tiếp – “Như vậy, kỳ thi THPT quốc gia đã góp phần vào việc thay đổi tinh thần, thái độ, động cơ học tập của các cháu, qua đó, trực tiếp góp phần thay đổi cách dạy, cách học ở các trường”.

Với việc thực hiện được một số yêu cầu của kết luận số 51 của Trung ương tại kỳ họp thứ 6 và yêu cầu tại nghị quyết 29 của Trung ương tại hội nghị lần thứ 8, cụ thể là qua việc đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá và cụ thể là qua kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định việc kỳ thi THPT quốc gia năm nay đã giúp giảm áp lực, giảm tốn kém, giảm căng thẳng, giảm gian lận và từng bước chuyển đổi phương pháp dạy học, thi cử trong nhà trường, từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực.

“Cơ sở để chúng tôi đi đến kết luận là các hội nghị tổng kết, làm việc với các Sở Giáo dục & Đào tạo ở 63 tỉnh thành phố và với lãnh đạo các trường đại học trên phạm vi cả nước”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận lý giải.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước