Ảnh minh họa. (Nguồn: dantri.com.vn)
Điều này được nhấn mạnh trong hội thảo quốc tế
"Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra
đối với phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam" được tổ chức
sáng 25/11. Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban kinh tế Trung ương Nguyễn Văn
Bình chủ trì hội nghị.
Sản phẩm và dịch vụ mới được thực hiện từ xa bởi hàng ngàn
các ứng dụng thông minh từ Internet, điện thoại đang làm cho cuộc sống trở nên
dễ dàng và năng suất hơn với chi phí không đáng kể. Đó là một trong những
lợi ích dễ nhận thấy nhất của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư dựa trên các lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, trí thông minh nhân
tạo, công nghệ nano, công nghệ sinh học. Cuộc cách mạng này là nền tảng
để kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí
thấp sang kinh tế tri thức. Các ngành công nghiệp sáng tạo tăng trưởng mạnh và
chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế so với các ngành sản xuất và
dịch vụ truyền thống.
Việt Nam dù có tiềm năng về thời kỳ dân số vàng, nhưng
chất lượng khoa học công nghệ và chất lượng giáo dục và đào tạo của Việt Nam
còn nhiều hạn chế và khoảng cách ngày càng xa so với các nước phát triển lại
là nguy cơ lớn nhất trong cuộc cách mạng này. Theo các chuyên gia, với
Việt Nam cần phát triển giáo dục đại học chất lượng cao làm nền tảng cho
sự phát triển bền vững và là cơ sở để đón bắt công nghệ mới trên thế giới.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!