Đó là những nghịch lý đang tồn tại ở 2 cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Theo đại diện các cảng hàng không, nếu việc sửa chữa vẫn manh mún thì tình trạng mất an toàn ở các đường băng sẽ tiếp tục gia tăng. Hiện tại một số đường băng ở Nội Bài đã có những lúc phải đóng cửa.
Hằn lún, nứt vỡ và sụt, đó là đang là thực trạng ở nhiều đoạn trên các đường cất hạ cánh, đường lăn tại ở cả hai cảng hàng không Nội Bài.
Theo các cơ quan khai thác tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài, tình trạng mất an toàn đường băng đã xảy ra cách đây 1 năm nhưng đến nay vẫn chưa có phương án đảm bảo an toàn triệt để.
Với tải trọng hơn 400 tấn và tốc độ hạ cánh xuống khoảng 200km/h, việc sữa chữa chắp vá luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho các chuyến bay.
Tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, nhiều đoạn cất hạ cánh do sụt lún, độ vênh giữa các tấm bê tông đường băng đã vượt qua quy định an toàn. Ngoài ra tình trạng xi măng, đá rơi vãi do bong tróc mặt đường băng có thể bị hút vào động cơ máy bay luôn tiềm ẩn các hậu quả nghiêm trọng.
Đại diện Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết, sau khi cổ phần hóa, tài sản của đơn vị này là nhà ga và khu dịch vụ. Còn khu bay, đường cất hạ cánh, đường lăn là tài sản nhà nước. Các đơn vị cảng chỉ được khai thác, còn sửa chữa lớn, đầu tư thì không được phép.
Đề xuất của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam hiện vẫn chỉ là đề xuất. Trong khi đó, Nội Bài và Tân Sơn Nhất là hai cảng hàng không xuống cấp hạ tầng nhiều nhất, hiện đã vượt tải theo thiết kế. Việc kéo dài thời gian nâng cấp ngày nào thì nguy cơ rủi ro càng hiện hữu. Bởi an toàn hàng không có thể chỉ được tính bằng giây, bằng phút.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!