Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng của Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, đến năm 2100, khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ bị ngập. Nếu nước biển dâng cao thêm 1m sẽ có 70% diện tích lúa ở ĐBSCL bị nhiễm mặn (sẽ mất đi khoảng 1,5 - 2 triệu ha đất trồng lúa) và sẽ có thêm nhiều địa phương bị chìm trong nước biển.
Đặc biệt, không chỉ tình trạng mặn xâm nhập sâu mà độ mặn cũng ngày càng cao đã ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất cây trồng và đời sống sinh hoạt của người dân trong vùng. Minh chứng cho thấy, khi bắt đầu vào mùa khô, độ mặn đã lên 4 - 5%, khiến hơn 800 ha lúa vụ Xuân Hè năm nay bị chết cháy và nhiều hoa màu khác giảm năng suất đáng kể. Các hiện tượng cực đoan như bão lũ, lốc xoáy ngày càng xuất hiện thường xuyên. Những tỉnh ven biển như Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau... là nơi chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.