Đề án sáp nhập sở ngành của Bộ Nội vụ có thể hình thành "siêu sở"?

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 02/04/2017 10:24 GMT+7

VTV.vn - Đây là một trong những ý kiến về đề án sáp nhập sở ngành của Bộ Nội vụ được báo chí ghi nhận trong thời gian qua.

Mới đây, Bộ Nội vụ đã lấy ý kiến về dự thảo Nghị định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, trong đó đáng chú ý là sáp nhập một số sở nhằm thu gọn đầu mối. Trước thông tin này, báo chí đã có nhiều bình luận cũng như đăng tải phản ứng một số địa phương, nhất là từ TP.HCM và Hà Nội.

Theo đó, tờ Tiền phong đã thể hiện quan điểm đồng tình với dự thảo Nghị định. Với 11 triệu người hưởng lương từ ngân sách, trong đó có gần 3 triệu cán bộ, công chức trên tổng dân số hơn 90 triệu người, sự quá tải thể hiện rõ với con số chi thường xuyên liên tục tăng gần 20% trong hơn một thập kỷ qua, không ngân sách nào chịu nổi điều đó.

Tinh giản bộ máy không phải là câu chuyện mới. Việc sáp nhập, thu gọn đầu mối thực tế đã được thực hiện từ chục năm trước, khi các phòng ban ở huyện cũng rút gọn lại còn 12 đơn vị. Kết quả, bộ máy vẫn vận hành bình thường. Gần đây nhất, Bộ Công thương đã tái cơ cấu theo yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sáp nhập và giải thể một số đơn vị nhưng cũng không làm kém đi hiệu quả quản lý của Bộ này. Tất lẽ, việc sáp nhập sẽ khó khăn vì điều đó đồng nghĩa với việc bớt đi nhiều vị trí lãnh đạo, còn chia tách thì ngược lại. 

Bên cạnh đó, ý kiến không đồng tình với đề án sáp nhập cũng được ghi nhận tại TP.HCM khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM cho rằng việc sáp nhập các sở sẽ hình thành siêu sở, gây ách tắc trong công việc.

Nếu đổi mới mà không có ý kiến trái chiều thì đổi mới đó không có nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, đây cũng là những ý kiến từ thực tiễn mà chính sách đôi khi chưa thể tính đến. Thế nhưng, điều quan trọng là việc ghi nhận ý kiến cần hướng tới giúp chính sách phù hợp hơn, phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, không phải thấy dễ thì bàn, bí thì bỏ. 

Ngoài ra, một điều cần lưu ý là có thời. Cả nước hiện có đến 46 Bộ, ngành. Khi sáp nhập cũng đã có không ít những ý kiến phản đối, song với quyết tâm chính trị cao trong thực hiện, rõ ràng hoạt động của các Bộ đa ngành hiện vẫn đang ổn định.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước