Lãnh đạo UBND TP Hà Nội kiểm tra công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tại huyện Đan Phượng. (Ảnh: ANTĐ)
Cụ thể là tại xã Đức Hợp, huyện Kim Động, Hưng Yên; phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội và xã Đại Đồng, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương. Ngoài ra còn có một số xã ở Hòa Bình đã gần qua 30 ngày không phát sinh thêm ổ dịch mới. Đây là thông tin đáng chú ý nhất tại Họp báo Quý I của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn diễn ra sáng nay (5/4) tại Hà Nội.
Theo Cục Thú ý, đa số các ổ dịch tả lợn đều nhỏ lẻ. Ngay sau khi xảy ra dịch, các địa phương đều áp dụng các biện pháp tiêu độc khử trùng và cách ly triệt để.Vì vậy, về cơ bản đã kiểm soát được dịch.
Sau khi các địa phương công bố hết dịch, lợn an toàn ở các địa phương này sẽ được lưu thông bình thường. Người chăn nuôi có cơ hội được giải phóng những chuồng lợn quá lứa, không bán được trong thời gian qua. Tuy nhiên, để vận chuyển số lợn này ra khỏi phạm vi cấp tỉnh, vẫn bắt buộc phải lấy mẫu xét nghiệm dịch tả châu Phi.
Về thắc mắc kinh phí kiểm dịch cao, lên tới hơn 500.000 đồng cho 1 mẫu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết sẽ đề xuất Chính phủ xem xét hỗ trợ trong quá trình thực hiện.
Về ý kiến cho đến nay, ở nhiều địa phương, nông dân chưa nhận được tiền hỗ trợ tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi theo quy định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, đây là trách nhiệm của UBND các tỉnh thành. Tại Hà Nội, nông dân sau 7 ngày tiêu hủy đã nhận được tiền hỗ trợ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!