Năm 2018, Công ty TNHH Lộc Vân (tỉnh Đồng Tháp) đã được cấp giấy phép xuất khẩu gạo. Hoạt động chưa tới 2 năm, Nghị định 109 ra đời, đơn vị không có nhà máy xay xát nên không đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp. Từ đó đến nay, trung bình mỗi năm doanh nghiệp này phải xuất ủy thác hơn 100.000 tấn gạo qua doanh nghiệp khác. Nhận biết hiệu quả của việc xuất hàng trực tiếp, công ty khẩn trương làm nhà xưởng mới và dự tính phải đầu tư lớn cho nhà máy xay xát.
Nghị định 107 ra đời như trút được gánh nặng cho doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, thị trường thế giới tiêu thụ nhiều các loại gạo hữu cơ, gạo vi chất. Một số doanh nghiệp Việt Nam làm ra sản phẩm gạo này nhưng không được xuất khẩu trực tiếp. Nghị định 107 đã cởi trói, mở hướng để các chủng loại gạo đặc thù tiếp cận với thị trường thế giới.
Việc nới lỏng các quy định bắt buộc, tạo cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo là một điểm sáng của Nghị định 107 có hiệu lực từ ngày 1/10. Sẽ cần một thời gian nữa mới có thể kiểm chứng được tính khả thi và hiệu quả của nghị định mới. Tuy nhiên, trước mắt các doanh nghiệp vừa và nhỏ có được lợi thế là có thể xuất khẩu gạo trực tiếp. Thị trường gạo xuất khẩu rộng mở sẽ là cơ hội lớn để hạt gạo nước ta vươn xa, ổn định và nâng cao giá trị nhiều hơn.
Chính phủ gỡ bỏ rào cản cho xuất khẩu gạo VTV.vn - Chính phủ đã chính thức bãi bỏ quy định thương nhân xuất khẩu gạo phải có kho chứa với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn và cơ sở xay xát công suất tối thiểu 10 tấn/giờ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!