Trong quá trình chuyển đổi, người dùng cần lưu ý điều gì? Các cơ quan quản lý đã có những giải pháp như thế nào để hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng của việc chuyển đổi này?
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, các cuộc gọi liên tỉnh, các cuộc gọi từ quốc tế và điện thoại di động vào số cố định sẽ chịu sự tác động. Trong đó, đối tượng bị ảnh hưởng khi chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định chủ yếu ở khối cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức. Một số tổ chức, cá nhân sẽ phải làm lại các sản phẩm có gắn với mã vùng như: card visit, bao bì, biển quảng cáo… hoặc sửa lại mã vùng cho các số đã lưu trong điện thoại di động.
Để giảm thiểu tối đa việc mất liên lạc có thể xảy ra trong và sau quá trình chuyển đổi, ngoài việc thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và cơ quan quản lý viễn thông các nước, quay số song song cũng là giải pháp được cơ quan quản lý tính đến.
Như vậy, trong vòng 1 tháng tới, nếu gọi theo mã vùng cũ, khách hàng sẽ nhận được thông báo cho biết mã vùng đã bị thay đổi và đề nghị gọi mã vùng mới theo hướng dẫn. Việc quy định mở này nhằm giảm thiểu tối đa sự tác động ảnh hưởng tới xã hội, người dân và doanh nghiệp khi triển khai việc chuyển đổi mã vùng trên toàn quốc.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, việc áp dụng chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định sẽ được áp dụng trên toàn quốc, chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ ngày 11/2 với 13 tỉnh, thành phố. Giai đoạn 2 là ngày 15/4 và giai đoạn 3 là ngày 17/6.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!