Đồng Nai triển khai các biện pháp ngăn dịch tả lợn châu Phi

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 03/03/2019 13:43 GMT+7

VTV.vn - Là địa phương có đàn lợn lớn nhất nước khoảng 2,5 triệu con, Đồng Nai có nguy cơ lây nhiễm và bùng phát dịch tả lợn châu Phi rất lớn.

Huyện Xuân Lộc là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Đồng Nai. Nơi đây có đàn lợn lớn thứ 2 trong tỉnh với gần 2.000 hộ chăn nuôi heo nhỏ lẻ và trang trại, tổng khoảng 380.000 con. Đặc biệt, huyện Xuân Lộc có đường Quốc lộ 1A đi qua, giáp ranh tỉnh Bình Thuận nên được xác định nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi rất cao. Nhiều biện pháp đã được địa phương đưa ra nhằm ngăn chặn dịch bệnh như thành lập các chốt kiểm dịch động vật ngay tại nhà văn hóa xã vừa để kiểm soát dịch vừa là nơi tiếp nhận tin báo của người dân về dịch bệnh.

Ngoài huyện Xuân Lộc, tại nhiều huyện khác như Thống Nhất, Vĩnh Cửu... cũng đang khẩn trưởng thực hiện các biện pháp nhằm phòng chống dịch cao nhất. UBND tỉnh Đồng Nai cũng thành lập thêm một chốt kiểm dịch động vật trên Quốc lộ 20 tại điểm giáp ranh giữa địa bàn huyện Tân Phú và tỉnh Lâm Đồng để kiểm tra động vật, sản phẩm động vật từ các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên vận chuyển qua địa bàn tỉnh Đồng Nai, nhằm ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan của virus dịch tả lợn châu Phi vào tỉnh.

Gần 50% nguyên nhân lây lan dịch là do các phương tiện vận chuyển và con người không được sát trùng tiêu độc, vì vậy lập các chốt kiểm dịch cũng là một trong những giải pháp giúp ngành chức năng ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, nhất là trong bối cảnh dịch chưa có vaccine phòng dịch bệnh.

Cách ngăn ngừa và phòng chống lây lan dịch tả lợn châu Phi Cách ngăn ngừa và phòng chống lây lan dịch tả lợn châu Phi

VTV.vn - Virus dịch tả lợn châu Phi tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe con người nhưng nguy cơ lây lan cao và hậu quả về kinh tế đối với ngành chăn nuôi rất nghiêm trọng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước