1. Cầu vượt Láng Hạ - Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng: Cầu vượt hạng nhẹ đầu tiên của Thủ đô
Thông xe vào tháng 4/2012, cầu vượt nút giao thông Láng Hạ - Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng dài 189m, có tổng vốn đầu tư hơn 67 tỉ đồng
Cầu vượt cao 4,75m; rộng 9m với 2 làn ô tô, 2 làn xe máy, cho phép xe dưới 3 tấn lưu hành với vận tốc 40km/h
Cầu vượt nhẹ này chỉ cho phép phương tiện có chiều cao tối đa 2,5m lưu thông
Đường Thái Hà thẳng tắp khi nhìn từ cầu vượt này
Hướng về phía Láng Hạ, con đường khá đẹp với 2 hàng cây xanh và các tòa nhà cao tầng hiện đại phía xa
2. Cầu vượt Chùa Bộc - Tây Sơn - Thái Hà
Thông xe cùng thời điểm với cầu vượt Láng Hạ - Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng, cầu vượt Chùa Bộc - Tây Sơn - Thái Hà chạy dọc phố Tây Sơn, dài hơn 249m, gồm 8 nhịp dầm thép liên tục, với tổng mức đầu tư 65,5 tỉ đồng, rộng 9m.
Các phương tiện lưu thông trong một buổi hoàng hôn với ánh đèn lấp lánh
Các phương tiện chờ đèn đỏ tại ngã tư Chùa Bộc
3. Cầu vượt dầm thép lớn nhất Việt Nam tại nút giao Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã
Cầu vượt tại nút giao thông Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã thuộc địa phận quận Ba Đình, Hà Nội
Cầu vượt nằm thẳng trục đường Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh - một trong những con đường đẹp nhất Thủ đô. Cầu vượt này có chiều dài 270m, rộng 16m cho 4 làn xe lưu thông, với tổng kinh phí hơn 360 tỉ đồng.
Cầu vượt được xây dựng theo công nghệ dầm thép lắp ghép lớn nhất Việt Nam và là cầu vượt bằng thép thứ 7 tại Hà Nội.
Một góc nhìn mới về phía đường Đào Tấn từ câu vượt
Trước khi xuất hiện cầu vượt dài nhất Thủ đô, không dễ để có được góc đẹp nhìn về phía đường Kim Mã như thế này.
4. Cầu vượt Nguyễn Chí Thanh - Láng - Trần Duy Hưng có độ bền vĩnh cửu
Cầu vượt trên đường Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng có trụ bê tông cốt thép, dầm thép hộp với độ bền vĩnh cửu nên chịu được trọng tải 80 tấn. Cầu dài 315m, rộng 16m với 4 làn xe. được xây dựng và hoàn thành trong năm 2012, trị giá 350 tỉ đồng.
Tầm mắt được nâng cao ngang hàng cây xanh đều tăm tắp ở dải phân cách trên đường Láng khi lưu thông qua cầu vượt Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh.
Sông Tô Lịch uốn lượn và dãy nhà san sát trên đường Nguyễn Khang.
5. Cầu vượt Láng Hạ - Lê Văn Lương - Láng
Cầu vượt Láng Hạ - Lê Văn Lương - Láng thông xe tháng 11/2012 với tổng vốn đầu tư hơn 200 tỉ đồng, dài 315m; kết cấu nhịp dầm thép kết hợp bê-tông cốt thép. quy mô công trình cấp vĩnh cửu. Tổng trọng lượng dầm thép của công trình lên đến trên 1.000 tấn.
Xây dựng cầu vượt trực thông theo hướng Lê Văn Lương - Láng Hạ có bề rộng toàn cầu 9m cho 2 làn xe con kết hợp xe buýt nhanh (BRT) đi 2 chiều và làn phụ dành cho xe máy, tốc độ cho phép 60 km/h.
Một góc nhìn khác về sông Tô Lịch sau khi được cải tạo, chỉnh trang.
Hà Nội rất "Tây" với những khối nhà cao tầng san sát dọc hai bên đường Láng Hạ và Lê Văn Lương
6. Cầu vượt Ngã Tư Sở - Cầu dây văng một mặt phẳng đầu tiên tại Hà Nội
Ngã Tư Sở vốn là một trong những điểm nóng giao thông của Hà Nội khi tình trạng tắc đường thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, sau khi cầu vượt này được đưa vào sử dụng, giao thông ở tuyến đường Trường Chinh - Láng - Tây Sơn đã trở nên thông suốt hơn.
Toàn bộ công trình xây dựng không chỉ bao gồm cầu vượt Ngã Tư Sở mà còn có hầm bộ hành, tuy nen kỹ thuật, hệ thống chiếu sáng, tín hiệu giao thông, hệ thống thoát nước.
Chi phí tổng cộng cho công trình là 1.139,6 tỉ đồng, với nguồn tiền từ vốn ODA của Nhật Bản và vốn của chính phủ Việt Nam; trong đó chi phí xây lắp là 224 tỉ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng là 748 tỉ đồng và 167,1 tỉ đồng là các chi phí khác.
Cầu vượt Ngã Tư Sở là cầu dây văng một mặt phẳng đầu tiên được xây tại Hà Nội. Cầu có chiều dài 237m, rộng 17,5m; gồm 8 trụ, 2 mố, 9 nhịp và 2 đường dẫn.
Trước đây, người Hà Nội vẫn thường đùa rằng đây là "Ngã Tư Khổ" vì nạn ùn tắc giao thông nhưng giờ đường phố đã thông thoáng và to đẹp hơn rất nhiều.
Khu vực Ngã Tư Sở sẽ còn được chỉnh trang hiện đại hơn nữa khi tuyến đường sắt đô thị trên cao Cát Linh - Hà Đông ở phía xa được đưa vào hoạt động.
Phía đường Trường Chinh rộng, thoáng và rất dễ di chuyển trong một buổi tan tầm.
7. Cầu vượt Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt
Cầu vượt tại nút giao Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt (nút giao với phố Huế - Bạch Mai) thông xe năm 2013.
Cây cầu dài hơn 350m, rộng 11m, dành cho 2 làn xe ô tô, 2 làn xe hỗ hợp gồm cả xe buýt với tổng mức đầu tư hơn 180 tỉ đồng.
Đường Bạch Mai sầm uất với những cửa hiệu san sát sáng đèn nhìn từ cầu vượt
Chỉ được phép lưu thông một chiều, Phố Huế là một trong những con đường đẹp ở trung tâm Thủ đô với lòng đường rộng, hai hàng cây xanh và nhà cửa khang trang.
Trong thời gian tới, cây cầu vượt nội đô thứ 8 nút giao thông Hoàng Minh Giám - Nguyễn Chánh - Trần Duy Hưng sẽ hoàn thành, góp phần giảm ùn tắc giao thông tại nút giao đang được xem là tắc nhất Thủ đô. Các cây cầu vượt ngoài việc giảm tắc nghẽn hiệu quả cho giao thông Hà Nội còn mang lại diện mạo hiện đại cho Thủ đô.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!