Mới đây, thông tin TP Hà Nội sẽ có phương án đập thông gần 130 vòm gầm cầu đường sắt trên phố Gầm Cầu, Phùng Hưng (phường Đồng Xuân, Hoàn Kiếm) đã khiến dư luận rất quan tâm, chú ý. Quận Hoàn Kiếm sẽ phối hợp các đơn vị liên quan để nghiên cứu triển khai việc đục thông các ô vòm. Sau khi đục thông, những vòm cầu này dự kiến sẽ được cải tạo thành không gian văn hóa công cộng như phố sách, quán cafe sách, phục vụ hoạt động nghệ thuật...
Tại phố Gầm Cầu, nhiều hộ dân tận dụng những vòm cầu đã bịt lại này để mưu sinh, kiếm sống
Một vòm cầu được để thông trên đường Phùng Hưng để làm lối đi lại cho người dân
Hơn 100 vòm cầu tại phố Gầm Cầu, Phùng Hưng cũng chính là những trụ đỡ, kết cấu của đường sắt của tuyến tàu di chuyển từ ga Hà Nội - ga Long Biên), thuộc tuyến đường sắt quốc gia. Các vòm cầu này được làm từ thời Pháp khi hình thành tuyến đường sắt nói trên, sau đó vì liên quan đến vấn đề vệ sinh môi trường, an ninh trật tự nên các vòm cầu được Hà Nội cho xây bịt lại.
Trải qua cả trăm năm, rêu phong đã bám đầy trên những tảng đá hộc làm cầu. Nhiều người chia sẻ lo lắng việc đục thông các vòm sẽ làm ảnh hưởng đến tuyến đường sắt bên trên
Trên đường Phùng Hưng, một số đoạn đường dưới vòm cầu được tận dụng làm bãi để xe.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc đục thông trở lại có thể phục vụ nhu cầu văn hóa, du lịch nhưng cần nghiên cứu để bảo đảm an toàn tuyến đường sắt, cũng như các vòm cầu.
Sau gần một thập kỷ sinh sống chung cùng những vòm cầu được bịt kín, nhiều người đã tận dụng mọi không gian dưới vòm cầu để phục vụ việc sinh hoạt hàng ngày
Trong số gần 100 vòm cầu thì có những vòm được xây cao có chiều cao khác nhau nhưng đều có chung chiều rộng
* Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!