Khắc phục bất cập trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 22/05/2020 19:31 GMT+7

VTV.vn - Chiều 22/5, Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đa số các đại biểu đề nghị giữ như quy trình hiện hành đó là giao cơ quan thẩm tra chủ trì giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý dự thảo, nhưng cần bổ sung quy định nhằm làm rõ hơn trách nhiệm, quan hệ phối hợp của các chủ thể tham gia quy trình này.

Theo phân tích của các đại biểu, nếu giao cơ quan trình dự án chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự thảo sẽ tác động lớn đến quy trình, có thể dẫn đến chậm trễ, không bảo đảm ban hành luật kịp thời để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và cũng khó khả thi, khó bảo đảm tiến độ chương trình làm việc của Quốc hội.

Bà Nguyễn Thị Hiền, Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam, cho rằng: "Trong những nhiệm kỳ gần đây, Quốc hội thực hiện nhiều hình thức tham vấn, đối thoại chính sách, lấy ý kiến nhân dân để tập hợp ý kiến đa dạng, đa chiều của các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, các tầng lớp nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận cao nhất về chính sách trước khi trình Quốc hội thông qua. Do đó, duy trì điều này không chỉ hợp lý mà còn là cần thiết để tiếp tục kế thừa, phát huy những thành quả của quá trình đổi mới hoạt động của Quốc hội".

Các đại biểu đề nghị trong lần sửa đổi này cần phải làm rõ hơn quy trình lấy ý kiến nhân dân về đối tượng, phạm vi, quy mô, nội dung và phương pháp thực hiện để khắc phục những bất cập hiện nay.

"Việc lấy ý kiến nhân dân vừa qua chưa bao phủ hết đối tượng điều chỉnh của luật, quy mô, phạm vi còn hẹp, hoặc phương pháp, hình thức chưa bảo đảm chất lượng tham vấn ý kiến. Kết quả cũng khó được đo lường. Tờ trình chỉ nêu ý kiến các, bộ, ngành, hầu hết không có tổng kết ý kiến đóng góp trong nhân dân, hình thức đăng trên Cổng thông tin điện tử kết quả như thế nào, có thực sự lấy được ý kiến rộng rãi trong nhân dân hay không? Để từ đó chúng ta cũng rút kinh nghiệm" - Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, bà Phạm Thị Thanh Thủy, nói.

Trước đó, Quốc hội đã nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV: Thảo luận dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV: Thảo luận dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021

VTV.vn - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày trong ngày làm việc 22/5 và Quốc hội sẽ thảo luận trực tuyến về nội dung này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước