Khó khăn truy xuất nguồn gốc lâm sản

Ngọc Tình - Đặng Mai - Thanh Hoàng (Ban Thời sự)-Thứ hai, ngày 18/12/2017 12:46 GMT+7

VTV.vn - Hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ trong nước rất lúng túng, chưa nắm được thế nào là gỗ hợp pháp và quá trình truy xuất nguồn gốc.

Làng Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh là một trong những làng nghề sản xuất, chế biến đồ gỗ quy mô lớn ở khu vực phía Bắc. Có tới 70% sản phẩm của làng nghề này được xuất sang thị trường Trung Quốc.

Thời gian tới, nếu Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu được triển khai, hoạt động xuất khẩu gỗ của làng nghề này sẽ gặp khó khăn khi phải chứng minh được nguồn gốc gỗ hợp pháp.

Những khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc lâm sản cũng là thực trạng chung ở nhiều làng nghề sản xuất, cũng như các doanh nghiệp nhỏ chế biến đồ gỗ ở nhiều địa phương.

Theo kết quả khảo sát của Trung tâm giáo dục và phát triển - một tổ chức đã và đang có nhiều hoạt động hỗ trợ truyền thông, hướng dẫn, phổ biến các nội dung liên quan Hiệp định quản trị rừng và thương mại lâm sản cho các doanh nghiệp, hiện Việt Nam có khoảng 3.000 DN chế biến và sản xuất gỗ, nhưng chưa đầy 10% trong số đó là có được chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm.

Đồ gỗ của Việt Nam đã xuất khẩu đến trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, trong đó thị trường lớn nhất là châu Âu, và Mỹ, chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này. Theo các chuyên gia lâm nghiệp, việc ký kết và thực hiện Hiệp định đối tác tự nguyện gắn với quá trình tham gia truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp sẽ giúp Việt Nam cải thiện được ngành thương mại lâm sản, khuyến khích quản lý rừng bền vững.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước