Ngày Quốc tế Hòa bình 21/9: Chống lại biến đổi khí hậu để bảo vệ hòa bình thế giới

PV-Thứ bảy, ngày 21/09/2019 21:33 GMT+7

Greenland là một trong những nơi chịu tác động nặng nề nhất từ việc biến đổi khí hậu. Nguồn: The Ariston Comfort Challenge

VTV.vn - Bằng các hành động thiết thực chống lại sự nóng lên toàn cầu, con người có thể tồn tại hòa bình với môi trường khí hậu.

Từ đảo Disko băng giá ngoài khơi Greenland, một nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi Giáo sư Morten Rasch, Trưởng khoa Khoa học Địa chất và Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên, Đại học Copenhagen (Đan Mạch), đã lên tiếng cảnh báo: Trong 100 năm tiếp theo, nhiệt độ tại Bắc Cực sẽ tăng từ 5 độ C đến 10 độ C. Được biết, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Copenhagen đang có mặt tại Greenland để thực hiện đánh giá về hệ quả của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái vùng Cực.

Ngày Quốc tế Hòa bình 21/9: Chống lại biến đổi khí hậu để bảo vệ hòa bình thế giới - Ảnh 1.

Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Copenhagen hiện đang thực hiện các nghiên cứu tại đảo Disko. Nguồn: The Ariston Comfort Challenge

Biến đổi khí hậu không chỉ gây ra các mối nguy hại trực tiếp đến Mẹ thiên nhiên, mà còn ảnh hưởng đến toàn thể cư dân của Trái Đất. An ninh và hòa bình quốc tế do vậy cũng đối mặt với nhiều nguy hiểm. Thiên tai khiến lượng người di cư tăng gấp ba lần so với các cuộc xung đột, khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa để tìm nơi trú ẩn. Tình trạng nhiễm mặn nguồn nước và các cánh đồng hiện là mối nguy đến an ninh lương thực, đồng thời gây áp lực lớn lên hệ thống y tế cộng đồng. Căng thẳng gia tăng về vấn đề di cư và nguồn tài nguyên cũng ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia thuộc từng châu lục, kể cả Việt Nam.

Trước thềm ngày Quốc tế Hòa bình 21/9, Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi mọi người chung tay hành động để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Ông António Guterres, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tuyên bố: "Đối phó với biến đổi khí hậu là mục tiêu hoàn toàn khả thi. Nhưng để thực hiện mục tiêu này chúng ta cần phải quyết đoán, giữ vững ý chí chính trị, đồng thời đưa ra các chính sách thích hợp để thúc đẩy hòa bình giữa con người và khí hậu."

Trên thực tế, thời tiết đang thay đổi thất thường, kéo theo đó là tình trạng nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cũng trở nên khắc nghiệt hơn. Tình trạng nóng lên toàn cầu hiện đang và sẽ còn tiếp tục tác động tiêu cực đến nền kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống của từng cá nhân, cộng đồng và các quốc gia – nếu chúng ta không nỗ lực chống lại thảm họa này.

Hiện nay, thế giới đã bắt đầu sử dụng các nguồn năng lượng thay thế, áp dụng các chính sách giảm thiểu khí thải và tăng cường thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu vẫn tiếp tục diễn ra với tốc độ nhanh và sâu hơn. Đây không chỉ là vấn đề của riêng của một quốc gia, một dân tộc mà đã trở thành một thách thức toàn cầu. Với nỗ lực chung tay đối mặt với thách thức này, Ariston, thương hiệu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực gia nhiệt vừa qua đã thực hiện sứ mệnh tại Greenland mang tên The Ariston Comfort Challenge.

The Ariston Comfort Challenge là một dự án do nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Copenhagen (Đan Mạch) phối hợp cùng Ariston nhằm xây dựng được nơi trú ẩn thoải mái giữa Bắc Cực lạnh giá, phục vụ cho công tác nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại đây.

Ngày Quốc tế Hòa bình 21/9: Chống lại biến đổi khí hậu để bảo vệ hòa bình thế giới - Ảnh 2.

Cái rét -40 độ C giờ đây không còn quá khắc nghiệt với các nhà khoa học nhờ vào sự có mặt của The Ariston Comfort Challenge. Nguồn: The Ariston Comfort Challenge

Nhóm nghiên cứu tại đảo Disko bao gồm các nhà khoa học từ nhiều nơi khác nhau, song tất cả đều có chung một mục đích: giải cứu tương lai của hành tinh này. Giờ đây tại vùng Cực, nhờ vào hệ thống gia nhiệt của Ariston, họ đã có thể tiếp tục nghiên cứu về biến đổi khí hậu dưới cái rét -40 độ C của mùa đông vùng Cực. Đồng thời, The Ariston Comfort Challenge còn tái khẳng định tính cấp bách của việc bảo tồn môi trường sống của con người nhằm hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững ở các mức độ cao hơn.

Nhờ sự thoải mái mà ngôi nhà The Comfort Zone mang lại, Giáo sư Rasch cùng nhóm các nhà khoa học đã có thể trụ vững tại đảo Disko, Greenland để thực hiện các nghiên cứu, góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Đối mặt với bài toán biến đổi khí hậu toàn cầu, mỗi cá nhân cũng có thể chung tay bằng chính những hoạt động trong cuộc sống thường ngày như sử dụng các giải pháp năng lượng thay thế, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, hạn chế rác thải và giảm thiểu lượng khí thải carbon. Hãy nhớ rằng chúng ta không có một trái đất thứ hai, và mọi đóng góp của chúng ta đều sẽ góp phần đảm bảo một tương lai bền vững cho hòa bình thế giới và cuộc sống của các thế hệ tương lai.

Ngày Quốc tế Hòa bình 21/9: Chống lại biến đổi khí hậu để bảo vệ hòa bình thế giới - Ảnh 3.

Tại Greenland xa xôi, đội ngũ các nhà khoa học vẫn tiếp tục các nghiên cứu quan trọng về biến đổi khí hậu. Nguồn: The Ariston Comfort Challenge.


Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước