Đưa các lao động Việt Nam tại Libya trở về nước an toàn năm 2011. Ảnh minh họa.
Trước đó, ngày 7/8, sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý và tác động qua nhiều kênh khác nhau như Phủ Tổng thống, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Ai Cập và Tổ chức Di trú Quốc tế (OIM), các cán bộ của Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập đã tiếp cận được những lao động trên bị mắc kẹt tại vùng đệm của cửa khẩu Salloum nằm trên biên giới giữa Libya và Ai Cập để tiếp tế thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác.
Sau các nỗ lực thuyết phục của Đại sứ Đào Thành Chung, phía Ai Cập đã đặc cách mở cửa khẩu biên giới đường bộ cho các lao động Việt Nam, đồng thời cử 2 cán bộ đi theo đoàn để hỗ trợ các thủ tục xuất nhập cảnh và bảo đảm an ninh. Hai công ty phái cử lao động gồm Vinaconexmec và Simco Sông Đà đã mua được vé máy bay để đưa số lao động này về nước trên chuyến bay QR 964 của hãng hàng không Qatar Airway, dự kiến xuất phát vào lúc 19h10 ngày 8/8 và hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất vào lúc 12h50 ngày 9/8 tới.
Trước đó, chủ sử dụng lao động địa phương là công ty NDCC đã đưa 25 lao động Việt Nam trên tới cửa khẩu Salloum, song không tới được khu vực nhập cảnh do cửa khẩu này hiện chỉ cho phép nhập cảnh đối với các công dân Ai Cập và xuất cảnh đối với các công dân Libya.
Đây là nhóm lao động Việt Nam đầu tiên sơ tán khỏi Libya qua Ai Cập. Dự kiến trong thời gian từ 9-11/8 tới, nhà thầu Huyndai Amco của Hàn Quốc phối hợp với Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines và Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập sẽ tổ chức các đợt sơ tán bằng đường không cho 682 lao động Việt Nam từ sân bay Misrata của
Libya quá cảnh qua sân bay quốc tế Cairo trước khi tiếp tục hành trình về nước.