Tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, vào cuối năm 2018, nhiều thửa ruộng đã bị san lấp. Vào thời điểm đó, trong chưa đầy 1 giờ đồng hồ, hàng chục xe đã đổ đất xuống ruộng lúa. Chính quyền địa phương đã kịp thời ngăn chặn, truy tìm người đứng ra san lấp đất lúa, buộc phải trả lại hiện trạng ruộng.
Đường Võ Nguyên Giáp nối thành phố Nha Trang với Quốc lộ 1 đã mở ra không gian phát triển đô thị Nha Trang về phía Tây. Từ khi có con đường này, ở các xã thuộc huyện Diên Khánh liền kề với thành phố Nha Trang liên tục xảy ra hiện tượng san lấp đất lúa. Đứng đằng sau chuyện "hô biến" đất lúa thành đất ở là những người kinh doanh bất động sản. Họ tìm mọi cách mua gom đất lúa, tự ý san lấp, chờ đến thời điểm là bung ra bán theo dạng bán đất thổ cư.
Thực tế cho thấy chính quyền cơ sở phải kiên quyết xử lý các trường hợp san lấp đất ruộng trái phép thì mới có thể ngăn chặn tình trạng này. Đất ruộng ngày càng bị thu hẹp dù cuộc sống của người dân ở đây vẫn gắn với nghề nông.
San lấp đất lúa: Ai được - Ai mất? VTV.vn - Trước sức ép của đô thị hóa, trung bình mỗi năm, nước ta đã san lấp hết 60 ngàn héc ta đất lúa. Việc giải tỏa đất lúa một cách chóng vánh, ai được, ai mất?
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!