Tăng năng suất không chỉ phụ thuộc vào người lao động

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 16/01/2018 21:53 GMT+7

VTV.vn - Yếu tố quyết định để tăng năng suất lao động là công nghệ và sáng tạo nhưng đây đang là "vùng trũng nhất" kéo dài nhiều năm trong sơ đồ cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, những thành tựu của nền Kinh tế Việt Nam đã được ghi nhận, song các chuyên gia cũng đã nhắc nhiều đến một thách thức lớn đối với chúng ta, đó là năng suất lao động của Việt Nam còn thấp so với khu vực. Để tăng năng suất lao động, nhiều người nghĩ rằng người lao động phải cần cù hơn, chăm chỉ hơn. Tuy nhiên, thực tế là năng suất lao động không chỉ phụ thuộc vào kỹ năng và sự chăm chỉ của người lao động.

Đặc biệt, trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, để nâng cao năng suất lao động, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, các doanh nghiệp cần đầu tư áp dụng khoa học công nghệ một cách sáng tạo bên cạnh việc nâng cao tay nghề cho người lao động.

Một chi tiết cơ khí siêu chính xác có giá từ 6 - 30 triệu đồng trong khi chi phí vật liệu chỉ khoảng 100.000 đồng. Đó là những gì mà một nhà máy chỉ có 80 công nhân đang sản xuất theo đơn đặt hàng từ các hãng điện tử lớn như Intel, Canon và nhiều công ty tại Đông Nam Á.

Dù máy móc không phải là hiện đại nhất nhưng mỗi năm giá trị sản phẩm tạo ra được là 400 tỷ đồng, bình quân mỗi lao động tạo ra giá trị gần 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, số doanh nghiệp sản xuất trong nước có thương hiệu và đạt năng suất lao động cao còn rất ít.

Lao động giá rẻ không còn là lợi thế của nền kinh tế bởi cả thế giới đang ở giữa cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhân lực giản đơn có thể bị thay thế bằng robot. Yếu tố quyết định để tăng năng suất lao động là công nghệ và sáng tạo nhưng đây đang là "vùng trũng nhất" kéo dài nhiều năm trong sơ đồ cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước