Một tổ kiểm tra liên ngành đặc nhiệm gồm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh và các cơ quan liên ngành đã được UBND tỉnh thành lập để kiểm tra thường xuyên và đột xuất các hoạt động khai thác cát. Ban quản lý hồ Dầu Tiếng, đơn vị quản lý trực tiếp gần nhất với các doanh nghiệp khai thác cát, cũng đã chủ động đề ra những giải pháp mới.
Diện tích hồ Dầu Tiếng rất rộng, liên quan đến trách nhiệm của nhiều Bộ, ngành, địa phương. Vì vậy, tỉnh Tây Ninh đã kiến nghị Bộ NN&PTNT chủ trì xây dựng quy chế phối hợp quản lý với các cơ quan địa phương như tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước để việc quản lý được đồng bộ và chặt chẽ.
Hồ Dầu Tiếng hiện có 17 doanh nghiệp khai thác cát do các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước cùng cấp phép. Trong thời gian qua, tình trạng khai thác cát chưa đúng sản lượng được duyệt, các hợp đồng khoán khai thác của một số tổ chức, cá nhân chưa được cấp phép vẫn diễn ra.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!