Thành phố Hồ
Chí Minh liên tục xuất hiện các ca nhiễm virus Zika mới, đến nay đã có 62 ca
nhiễm virus Zika trải đều ở 16 quận huyện. Mặc dù tổ chức Y tế Thế giới hiện đã hạ mức báo động dịch bệnh do virus Zika trên toàn cầu, tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn còn những nguy cơ với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh bị nhiễm virus Zika ở khu vực phía Nam.
Trước tình
hình diễn biến phức tạp của Zika, Sở y tế TP. Hồ Chí Minh vừa thống nhất một quy trình điều trị bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nhất là theo dõi và chăm sóc
bệnh cho thai phụ, quy định rõ điều kiện tiếp nhận, theo dõi chăm sóc và phân
tuyến điều trị phù hợp, tránh bỏ sót. Cụ
thể như sau: Việc xét nghiệm chẩn đoán bệnh
do virus Zika chỉ thực hiện khi có những triệu chứng nghi ngờ và phải có chỉ định
xét nghiệm của bác sĩ, không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu, bệnh viện bệnh
Nhiệt đới TP.HCM sẽ trực tiếp theo dõi điều trị các ca dương tính virus Zika, bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện
Hùng Vương trực tiếp theo dõi điều trị cho phụ nữ mang thai nhiễm virus Zika, đặc
biệt nếu phát hiện tật đầu nhỏ ở thai nhi sẽ
đình chỉ thai kỳ,...
Theo ông Trần Ngọc Hải, Phó Giám
đốc Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, hầu hết bệnh nhân nhiễm virus Zika đều có nguyên nhân bắt đầu từ muỗi. Đặc biệt lượng muỗi từ tháng 10 đến cuối năm ngày càng gia tăng đột biến thì nguy cơ bị virus Zika càng cao.
"Hậu quả cuối cùng của virus Zika là ảnh hưởng tới thai phụ và đặc biệt nhất là ảnh hưởng nghiêm trọng đến bào thai, đó là tương lai phát triển của đất nước", ông Hải chia sẻ.
Khi nhiễm
Zika, 80% người bệnh sẽ không có triệu chứng và kể cả có thì cũng rất nhẹ. Ước
tính có khoảng 1 - 13% phụ nữ nếu tiếp xúc với virus Zika trong 3 tháng đầu sẽ có
nguy cơ sinh con mắc dị tật đầu nhỏ. Bởi vậy, người dân cần hiểu rõ hơn về nguy cơ của Zika. Trong thời gian này, điều quan trọng, đặc
biệt là đối với phụ nữ có thai hay có ý định có thai, đó là tiến hành các biện
pháp phòng ngừa.
* Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!