Ứng phó thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu

Ban Truyền hình Đối ngoại-Thứ sáu, ngày 02/11/2018 10:16 GMT+7

VTV.vn - Cũng như trên toàn thế giới, diễn biến thiên tai tại Việt Nam ngày càng phức tạp, không theo quy luật. Tần suất tăng, cường độ thì mạnh hơn rõ rệt.

Vào hồi đầu tháng 10, Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của LHQ đã công bố một báo cáo gây chấn động về viễn cảnh khí hậu toàn cầu. Theo đó, chỉ còn 12 năm nữa, tức là vào năm 2030, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nguy hiểm ở chỗ, nếu vượt qua ngưỡng này, Trái đất sẽ đối mặt với nhiều thảm họa môi trường. Việt Nam vốn đã là 1 trong 10 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai, cũng sẽ phải hứng chịu nhiều thiệt hại to lớn.

Nếu dự báo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc trở thành sự thực thì vào năm 2030, 70-90% rặng san hô trên Trái đất sẽ chết, Bắc Băng Dương sẽ trải qua những mùa hè không có băng, thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 54 nghìn tỷ USD, trong đó các nước Nam bán cầu sẽ bị tác động nặng nề nhất.

Còn tại Việt Nam, riêng từ đầu năm đến nay đã xuất hiện những trận mưa lịch sử gây lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng tại các tỉnh miền núi phía Bắc, làm 175 người chết và mất tích, gây thiệt hại kinh tế gần 13.000 tỷ đồng.

Từ những năm 1970, mỗi năm Việt Nam có tới trên 500 người thiệt mạng và thiệt hại kinh tế chiếm trên 1,5% tổng sản phẩm trong nước. Trong vài năm gần đây, thiệt hại do thiên tai tại Việt Nam mỗi năm lại tăng lên. Và tới năm 2030, mức thiệt hại có thể lên tới từ 3-5% GDP.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước