Cụ thể,
trong trường hợp Vinastas đưa ra thông tin gây mất lòng tin của người tiêu
dùng, khiến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bán các sản phẩm nước mắm bị
giảm thị phần, giảm doanh thu hay phá sản thì Vinastas có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại cho các doanh nghiệp này. Nhiều nhà sản xuất nước mắm đã tỏ ra choáng
váng trước thông tin trên, đồng thời yêu cầu phải giải oan cho nước mắm truyền
thống. Hiện bài viết về nước mắm nhiễm Asen đã bị gỡ bỏ khỏi trang web của
Vinastas.
Cùng chủ
đề này, tờ Lao động viết: Các Hiệp hội
nước mắm truyền thống đồng loạt kêu cứu. Theo đó, lãnh đạo của 5 hiệp hội đã kiến
nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kiểm tra, đánh giá mức độ gây thiệt hại của
thông cáo báo chí của Vinastas đối với ngành sản xuất nước mắm truyền thống và
cảnh cáo để không tiếp tục xảy ra trường hợp tương tự. Bên cạnh đó, cần kiểm
tra và xử phạt nghiêm hành vi phát tán trái phép danh sách các nhãn hàng nước mắm
có hàm lượng Asen, thực chất là không gây hại làm hoang mang cho người tiêu
dùng.
Vụ việc
một một nữ nhân viên hàng không bị đánh gây xôn xao dư luận vừa qua, tờ Pháp luật TP.HCM cho biết, người đánh nữ
nhân viên trong clip đã thừa nhận hành vi là sai.
Tuy
nhiên, người đàn ông này chỉ thừa nhận là "vỗ vào đầu" chứ không đánh nữ nhân
viên. Nhiều bình luận trên mạng xã hội đã hóm hỉnh cho rằng: Hai người đàn ông,
một túm cổ, một đánh thẳng vào đầu. "Vỗ" kiểu ấy có ngày chấn thương
sọ não.
Tờ Đại đoàn kết đem tới góc nhìn khác
về xử lý bạo lực khi cho rằng, có nhất thiết phải truy tìm người đàn ông vì thấy
bất bình mà đã ra đòn ngăn cản thanh niên có hành vi đánh vào đầu nữ nhân viên
sân bay.
Xét dưới
góc độ pháp lý, hành vi ngăn cản kia có thể chưa chuẩn, là một sự phản ứng bột
phát nhưng lại xuất phát từ tình thương đồng loại, không vô cảm trước sự bất
công, ngăn cản cái xấu, cái ác vốn đang hiếm hoi trong xã hội. Những người ứng
xử nghĩa hiệp, sẵn lòng cứu giúp kẻ yếu chắc không sợ trình diện, nhận lỗi, vì
xét cho cùng đó là hành động cứu giúp người lương thiện bị tấn công.
Theo tờ Kinh tế và Đô thị, văn hóa giao thông là thái độ tôn trọng con
người, vì thế, cần tăng cường giáo dục văn hóa ứng xử, mọi người biết tôn trọng
mình, người xung quanh và tham gia giao thông đúng luật. Khi lưu thông trên đường
không được đánh võng, phóng nhanh, vượt ẩu. Nếu xảy ra va chạm, mọi người nhường
nhau, nói lời xin lỗi thay vì gây gổ, chửi bới thì giao thông chắc chắn sẽ bớt
ách tắc đi nhiều.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tạiTV Online!