Vướng mắc về cơ chế, đơn vị nào sẽ sửa đường băng lún, nứt ở sân bay Nội Bài?

PV-Thứ năm, ngày 05/09/2019 07:05 GMT+7

Khu bay Nội Bài đang xuống cấp với mật độ và phạm vi hư hỏng ngày càng nghiêm trọng hơn. Bề mặt đường cất hạ cánh 1A xuất hiện hiện vệt bánh tàu bay. Ảnh: VOV

VTV.vn - Sân bay quốc tế Nội Bài bị lún, nứt sâu ảnh hưởng đến an toàn bay. Tuy nhiên, hiện nay việc đầu tư sửa chữa đang có vướng mắc về mặt cơ chế.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2019, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đã làm rõ vấn đề trên. Theo Thứ trưởng Đông, trước đây, đối với việc chưa cổ phần hoá Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) từ tháng 4/2016 trở về trước, công tác quản lý, khai thác, đầu tư, nâng cấp mới, cải tạo đều do ACV thực hiện trên cơ sở cơ chế hạch toán đã xác định đối với ACV.

Tuy nhiên, sau khi cổ phần hoá từ tháng 4/2016, do liên quan đến vấn đề an ninh các sân bay nên các khu bay, các đường bay, đường lăn thuộc Nhà nước quản lý. Như vậy, Nhà nước phải có trách nhiệm bố trí kinh phí để cải tạo, nâng cấp.

"Việc lập kế hoạch trung hạn năm 2016 - 2020, nguồn kinh phí khá khó khăn do không nằm trong kế hoạch trung hạn này", Thứ trưởng Đông cho hay. "Đầu năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định 44 về quản lý nguồn tài sản hàng không và giao cho Bộ GTVT báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ phương án giao kết cấu hạ tầng hàng không. Bộ GTVT đã trình lên Thủ tướng Chính phủ kiến nghị giao cho ACV tài sản bay. Trước mắt, ACV tiếp tục nghiên cứu để có cơ chế lâu dài hơn".

"Kiến nghị của Bộ GTVT là dùng các nguồn vốn khác nhau do ACV huy động. Tuy nhiên, trước mắt Đề án chưa được phê duyệt, việc xuống cấp, hư hỏng cục bộ đã xảy ra. Hiện tại ACV đang sửa chữa, khắc phục hư hỏng đó để bảo đảm an toàn bay", vị Thứ trưởng Bộ GTVT nhấn mạnh.

Bộ GTVT mua lại ACV trên cơ sở nào?

Cũng tại cuộc họp báo, liên quan đến vụ việc Bộ GTVT mới đây đề xuất mua lại Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam để biến doanh nghiệp này trở lại thành doanh nghiệp Nhà nước, câu hỏi được đặt ra là việc mua lại này dựa trên cơ sở nào và số tiền này lấy từ đâu?

Vướng mắc về cơ chế, đơn vị nào sẽ sửa đường băng lún, nứt ở sân bay Nội Bài? - Ảnh 1.

Trả lời cho vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, từ tháng 4/2016, ACV hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, phần vốn của Nhà nước vẫn chiếm trên 95%. Theo tờ trình của Bộ GTVT ngày 9/7/2019 trình Thủ tướng Chính phủ Đề án quản lý, sử dụng và khai thác tài sản sở hữu công do Nhà nước đầu tư, quản lý. Trong Đề án này đưa ra nhiều phân tích, nhiều phương án khác nhau và có kiến nghị là từ nay đến 2025 tiếp tục giao cho ACV quản lý, khai thác.

"Trong giai đoạn đó sẽ có đánh giá và chuyển cho cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ GTVT và có cơ chế để quản lý, khai thác hiệu quả giai đoạn sau 2025. Trong phương án đó cũng có một kiến nghị, giải pháp thực hiện Đề án này trong tương lai là xem xét lộ trình mua lại một phần vốn của các cổ đông ACV để đảm bảo điều kiện cao nhất là an ninh quốc phòng.

Nếu Đề án được phê duyệt thì mới có chủ trương để phê duyệt đề án mua, gom hoặc là lấy kinh phí ở đâu để thực hiện", Thứ trưởng Đông kết lại.

Thủ tướng yêu cầu báo cáo về hư hỏng đường băng Nội Bài Thủ tướng yêu cầu báo cáo về hư hỏng đường băng Nội Bài

VTV.vn-Thủ tướng vừa yêu cầu Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu và báo cáo cụ thể tình hình xuống cấp của đường cất - hạ cánh sân bay Nội Bài như phản ánh của báo chí những ngày qua.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước