Các doanh nghiệp công nghệ cần làm gì để bảo vệ tài sản trí tuệ của mình?

Ban Khoa giáo-Thứ hai, ngày 14/01/2019 17:14 GMT+7

VTV.vn - Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành vấn nạn nhức nhối trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam trong thời gian qua.

Lĩnh vực công nghệ thông tin luôn được coi là một lĩnh vực sáng tạo, đổi mới không ngừng. Tuy nhiên, có một nghịch lý cho thấy đây cũng là một lĩnh vực mà tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra vô cùng phổ biến, trở thành vấn nạn nhức nhối trong giới công nghệ Việt Nam.

Vậy tình trạng này đang diễn ra như thế nào?

Tháng 6/2018, cộng đồng doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã xôn xao trước thông tin công ty Cổ phần Vay mượn thuộc tập đoàn NextTech đã quyết định khởi kiện công ty Fiin và ông Tạ Thanh Long - đồng sáng lập Fiin về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ra tòa án. Sau nhiều tranh cãi, cuối cùng, ông Tạ Thanh Long đã phải thừa nhận bằng văn bản về việc đã vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp khi cạnh tranh với công ty cũ ngay khi còn đang làm việc và hưởng lương, có tham khảo, tái sử dụng tài nguyên chất xám của công ty cũ khi gia nhập Fiin, đồng thời chấp nhận bồi thường số tiền 145 triệu đồng.

Là start-up xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ tuyển dụng toàn diện dành cho ứng viên và doanh nghiệp, một công ty thường xuyên phải đối mặt với tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi bị các doanh nghiệp khác sao chép cả giao diện, hình ảnh, câu chữ, thậm chí cả nguyên mã nguồn.

Có thể nói, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành vấn nạn nhức nhối trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam suốt thời gian qua. Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ, bao gồm cả các start-up trong các lĩnh vực này, còn thấp. Thậm chí nhiều người, nhiều đơn vị vẫn coi chuyện vi phạm hay lấy nguồn lực, chất xám của các bên khác mà không xin phép là điều bình thường.

Thực trạng này đã khiến các doanh nghiệp bị thiệt hại nghiêm trọng như kìm hãm sự sáng tạo, doanh nghiệp mất niềm tin, ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của thị trường khoa học công nghệ.

Các doanh nghiệp công nghệ cần phải làm gì để bảo vệ tài sản trí tuệ của mình?

Để giải đáp vấn đề này, chương trình Câu chuyện Sở hữu trí tuệ đã mời tới trường quay luật sư Lê Quang Vinh - Luật sư Sở hữu trí tuệ, Công ty Luật Bross & Partners. Theo luật sư, các doanh nghiệp công nghệ nên tìm hiểu thật kỹ các công cụ pháp lý để bảo vệ cho sản phẩm mà mình sáng tạo ra.

Khi phát hiện các hành vi xâm phạm đến tài sản trí tuệ của mình, các doanh nghiệp nên có những ứng xử rõ ràng, cần có những cảnh báo đến các doanh nghiệp vi phạm. Thậm chí, nếu mức độ xâm phạm quyền tăng, các doanh nghiệp có thể cân nhắc giải quyết bằng con đường hành chính hoặc gửi đơn đến tòa án.

Chính phủ cam kết bảo hộ tối cao quyền sở hữu trí tuệ, ý tưởng khởi nghiệp Chính phủ cam kết bảo hộ tối cao quyền sở hữu trí tuệ, ý tưởng khởi nghiệp Xây dựng chính sách Sở hữu trí tuệ cho các trường đại học và viện nghiên cứu Xây dựng chính sách Sở hữu trí tuệ cho các trường đại học và viện nghiên cứu Câu chuyện Sở hữu trí tuệ: Làm thế nào để khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ? Câu chuyện Sở hữu trí tuệ: Làm thế nào để khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước