Cha mẹ thay đổi: Có những đứa trẻ không muốn về nhà!

Thanh Thủy-Thứ sáu, ngày 03/01/2020 06:00 GMT+7

VTV.vn - Trong tập 3 Cha mẹ thay đổi, các bậc phụ huynh phải làm gì khi có những đứa trẻ không muốn về nhà và có những đứa trẻ đã bỏ nhà ra đi.

Nhà là nơi trái tim thuộc về nhưng có những đứa trẻ không ít lần khóc nức nở trong chính ngôi nhà của mình. Đối với những đứa trẻ này, nhà là gì mà khiến chúng tổn thương đến vậy?

Theo dõi cuộc sống của gia đình chị Nguyễn Thị Liên ở Hưng Yên trong suốt 1 năm, các chuyên gia nhận ra rất nhiều vấn đề trong mối quan hệ của hai mẹ con chị Liên. Vì muốn con trai biết giúp đỡ cha mẹ nên chị Liên giao việc nấu ăn, rửa bát, phơi quần áo và thậm chí cả trông em, cho em ăn cho cậu bé.

Tuy nhiên, thay vì nghe lời mẹ, Tí lại cho rằng mẹ đang bóc lột mình và không yêu thương mình. Em làm mọi việc trong sự ấm ức, có lúc khóc nghẹn.

Cha mẹ thay đổi: Có những đứa trẻ không muốn về nhà! - Ảnh 1.

"Con suốt ngày phải làm cho mẹ con. Con chả được lợi ích gì!", Tí tâm sự.

"Con thấy chán! Từ lúc con sinh ra đến giờ, mẹ chưa mua món đồ chơi gì cho con. Con không có gì hết".

Khi người con cảm thấy buồn tủi, tức giận nhất, người mẹ chỉ biết bỏ đi. Không một ai trong gia đình đi an ủi cậu bé, để cậu bé trong góc tối và tự đánh mình. Cậu bé không biết chống đỡ làm sao với những cảm xúc uất ức ở bên trong của mình. Tất cả sẽ tích tụ thành "bom" và "phát nổ" một ngày nào đó.

Cha mẹ thay đổi: Có những đứa trẻ không muốn về nhà! - Ảnh 2.

Và đúng như cách cư xử của người mẹ dành cho mình, Tí đã trút mọi bực tức, giận dỗi lên em trai của mình. Tí cho biết, em hạnh phúc nhất khi được chơi cùng các bạn và mỗi lúc ở nhà em cảm thấy "chán ngán".

Cha mẹ thay đổi: Có những đứa trẻ không muốn về nhà! - Ảnh 3.
Cha mẹ thay đổi: Có những đứa trẻ không muốn về nhà! - Ảnh 4.

Giáo sư Pek Cho đã tư vấn về phương pháp giáo dục cây gậy - củ cà rốt cho các bậc cha mẹ: "Thường bố mẹ sẽ có 2 công cụ. Một là roi ở tay bên này và một là kẹo ở bên kia. Chúng ta gọi đó là cây gậy và quả cà rốt. Nếu con làm tốt, ngoan ngoãn sẽ được thưởng kẹo. Ngược lại, con sẽ bị phạt nếu học kém, không nghe lời. Điều cha mẹ cần làm đó là áp dụng phương pháp này một cách hợp lý".

Trong một tình huống khác, khi đến với gia đình chị Nguyễn Thị Thu Hà, sự nghiêm khắc của người mẹ đã biến một cô bé Tiểu học trở nên lỳ lợm, không nghe lời và đã từng bỏ nhà ra đi.

"Nhiều lúc bạn ý nhìn mẹ với ánh mắt căm thù", chị Hà chia sẻ.

Dù biết Hà Anh cảm thấy khó chịu trong căn nhà của mình nhưng chị Hà không biết làm sao để có thể kết nối được hai mẹ con.

Cha mẹ thay đổi: Có những đứa trẻ không muốn về nhà! - Ảnh 5.

Thậm chí, Hà Anh từng tự quay một đoạn clip ngắn nói về cuộc sống bí bách của em trong ngôi nhà của chính mình. Em cho rằng mẹ không phải là mẹ ruột của mình, mẹ quá nghiêm khắc và thích kiểm soát người khác.

Cha mẹ thay đổi: Có những đứa trẻ không muốn về nhà! - Ảnh 6.
Cha mẹ thay đổi: Có những đứa trẻ không muốn về nhà! - Ảnh 7.
Cha mẹ thay đổi: Có những đứa trẻ không muốn về nhà! - Ảnh 8.

Việc dùng đòn roi quá nhiều đối với những đứa trẻ đã khiến các em bị tổn thương nghiêm trọng. Các em luôn có suy nghĩ phải chạy thoát khỏi ngôi nhà mình đang sống.

Cha mẹ thay đổi: Có những đứa trẻ không muốn về nhà! - Ảnh 9.

Nhận ra được những sai lầm của mình, chị Liên, chị Hà bước vào hành trình thay đổi cách nuôi dạy con cái, chấm dứt vòng tròn luẩn quẩn về cách nuôi dạy con cái từ bao đời nay: dùng đòn roi để trẻ nghe lời, vào quy củ.

Chị Liên đã dần thay đổi, học cách khích lệ và gắn kết cảm xúc với con trai nhiều hơn. Chị đã biết thưởng cho con những món quà nhỏ khi con nghe lời, chăm chỉ làm việc nhà.

Cha mẹ thay đổi: Có những đứa trẻ không muốn về nhà! - Ảnh 10.

Trong khi đó, chị Hà đã quyết định để con gái mình được quyết định mọi thứ. Chị không ép Hà Anh phải làm theo ý mình. Chị biết vỗ về, động viên con hơn. Chị đã viết một bức thư để gửi cho Hà Anh, để em biết chị yêu thương em biết nhường nào.

Cha mẹ thay đổi: Có những đứa trẻ không muốn về nhà! - Ảnh 11.

Sau khi nhận được lá thư, Hà Anh đã nhận ra tất cả mọi việc mẹ làm vì muốn tốt cho em. Em không phải là con nuôi như trước đây mình vẫn nghĩ.

Cha mẹ thay đổi: Có những đứa trẻ không muốn về nhà! - Ảnh 12.

Làm cha mẹ là một hành trình dài và rất khó khăn. Điều quan trọng là các bậc phụ huynh phải luôn biết lắng nghe nguyện vọng, mong muốn của con mình, đừng áp đặt suy nghĩ của mình lên con trẻ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước