Chương trình Tiếng dân tộc thiểu số tại LHTHTQ 37: Đổi mới, bứt phá và thiết thực

Thùy An-Thứ năm, ngày 14/12/2017 15:50 GMT+7

Nhà báo Nguyễn Văn Hợp, Trưởng ban Truyền hình Tiếng dân tộc, Đài Truyền hình Việt Nam

VTV.vn - Đổi mới, đột phá và thiết thực là nhận xét của nhà báo Nguyễn Văn Hợp sau khi hoàn tất công tác chấm thi thuộc thể loại Chương trình Tiếng dân tộc thiểu số tại LHTHTQ 37.

"Năm nay, một tín hiệu rất đáng mừng là ngoài các đơn vị của Đài Truyền hình Việt Nam, các địa phương cũng đã rất chú trọng trong việc đổi mới về cách làm chương trình. Các kỹ thuật đồ họa, những trang thiết bị quay mới được sử dụng nhiều hơn, giúp cách thể hiện hấp dẫn hơn so với mọi năm", nhà báo Nguyễn Văn Hợp, Trưởng ban Truyền hình Tiếng dân tộc, Đài Truyền hình Việt Nam và cũng là Trưởng Ban Giám khảo Chương trình Tiếng dân tộc thiểu số tại LHTHTQ 37 cho biết.

Tiểu biểu như việc, Đài PT-TH Bình Phước có chương trình về bảo tồn dân ca với nội dung tốt cùng nhiều kỹ xảo đồ họa.

Ngoài ra, tìm tòi các đề tài mới cũng được rất nhiều đơn vị chú trọng trong lần Liên hoan này. Như chương trình ca nhạc của Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP.HCM, với chủ đề là một họa sỹ đi vẽ các chân dung các Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại 63 tỉnh thành trên cả nước đã gây xúc động mạnh cho khán giả và Ban Giám khảo.

Chương trình Tiếng dân tộc thiểu số tại LHTHTQ 37: Đổi mới, bứt phá và thiết thực - Ảnh 1.

Đổi mới, đột phá và thiết thực là nhận xét của nhà báo Nguyễn Văn Hợp sau khi hoàn tất công tác chấm thi thuộc thể loại Chương trình Tiếng dân tộc thiểu số tại LHTHTQ 37 (Ảnh minh họa/Ảnh: TTXVN)

Tín hiệu đáng mừng tiếp theo là chính là sự bứt phá về chất lượng trong các tác phẩm của các đài địa phương. Mọi năm, những tác phẩm của Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện vẫn cho thấy sự khác biệt hơn các đài địa phương. Tuy nhiên tại kỳ Liên hoan lần này, một số đơn vị không phải của Đài truyền hình Việt Nam đã đạt đến đỉnh cao và có thể gặt hái những giải thưởng lớn. Theo nhà báo Nguyễn Văn Hợp, đây là điều đáng mừng với các đài PT-TH địa phương.

Cuối cùng, nhà báo Nguyễn Văn Hợp cho biết điểm nhấn tiếp theo trong các tác phẩm của thể loại Chương trình Tiếng dân tộc thiểu số tại liên hoan lần này chính là tính thiết thực. Điều này được thể hiện trong các đề tài ở mỗi tác phẩm như: Phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, an ninh chính trị… Đây là những nội dung rất thiết thực với đồng bào dân tộc.

Bên cạnh đề tài, cách thể hiện cũng rất trực quan dễ hiểu, như việc phát triển một mô hình kinh tế được làm theo kiểu cầm tay chỉ việc, để bà con nhìn thây để bà con học theo, thay vì làm kiểu chung chung.

"Với cách làm đó, đối tượng đồng bào dân tộc sẽ tiếp nhận ,cảm thụ được các chương trình truyền hình phát trên sóng", nhà báo Nguyễn Văn Hợp đánh giá.

Năm nay tại LHTHTQ 37, Chương trình Tiếng dân tộc thiểu số có 60 tác phẩm tham dự.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước