Với đường bờ
biển
dài trên 3.200 km, biển là máu, là sợi dây kết
nối
xứ
sở,
kết nối tinh thần người Việt, là phần lãnh thổ
không thể
tách rời
của Việt Nam. Chương trình Giai điệu tự hào Tháng 9 – Bám biển quê hương không chỉ đơn
thuần
là những
bài hát ca ngợi biển Việt Nam mà sẽ kể
câu chuyện
về
những
người
dân giữ
biển
– những
người vừa đóng vai trò người lính, vừa đóng vai trò ngọn
hải
đăng sống
bảo
vệ
hải
phận
đất
nước.
Trong chương trình, khán giả sẽ được nghe lại câu chuyện của những ca khúc, thời kỳ
hào hùng lịch sử của các lớp cha anh đi trước đã bám biển để sống, bám biển để
sinh sôi.
Khán giả say sưa hát theo giai điệu của những ca khúc được trình diễn trong Giai điệu tự hào tháng 9.
2 MC Anh Tuấn - Diễm Quỳnh đảm nhận vai trò dẫn dắt chương trình.
Mở đầu cuộc hành trình Bám
biển quê hương là ca khúc Hò biển (sáng tác Nguyễn Cường;
Biểu diễn Nhóm VK +) mang đậm chất liệu
dân gian về những con người miền biển. Với ý kiến riêng của nhạc sĩ trẻ Thanh
Phong, Hò biển chứa sự hào sảng đầy nhiệt huyết được đẩy mạnh hơn nhờ
nhạc sĩ Thanh Phương đã phối rock kết hợp tiếng
đàn tranh trên nền trống. Tiết tấu nặng và mạnh của nhạc rock trở nên hết sức
ấn
tượng.
Bên cạnh
đó, dàn đồng ca làm cho khúc hò trở nên hào hùng, khí thế
hơn,
nhưng
vẫn
giữ
được
cái hồn của tình yêu biển quê hương trong ca khúc.
Nhóm Belcanto thể hiện tác phẩm Bám biển quê hương của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Không cần thay đổi nhiều về cảm xúc, giai điệu và
cách hát, nhạc sĩ và ca sĩ thể hiện chỉ cần nói lại tâm sự của bài hát bằng
trái tim, tình cảm và suy nghĩ của thời hiện tại cũng cho thấy được sự hào sảng
của bài hát. Sau nửa thế kỷ ra đời, khán giả một lần nữa cảm thấy thích thú khi nghe lại ca khúc với một cách phối khác lạ
hơn tại trường quay "Giai điệu tự hào".
Nhạc sĩ Phạm Tuyên xúc động khi nghe ca khúc Bám biển quê hương của ông được trình bày tại Giai điệu tự hào tháng 9 qua giọng hát của nhóm Belcato. Ông chia sẻ: "
Hôm nay, tôi thấy rất xúc động khi nghe chương trình trình diễn lại ca khúc với
không khi trẻ trung nhưng vẫn giữ được chất truyền thống. Dù đã ra đời được nửa
thế kỷ nhưng tôi nhận thấy ca khúc này vẫn đáp ứng yêu cầu chủ quyền biển đảo
hiện tại của chúng ta".
Đáng chú ý trong "Giai điệu tự hào"
tháng 9, lần đầu tiên có một ca khúc được thể hiện hai phiên bản khác nhau do
nhạc sĩ Thanh Phương thực hiện và ca sĩ Tùng Dương trình diễn.
Đó chính là ca khúc Nơi đảo xa – một sáng tác của
nhạc sĩ Thế Song.
Nơi đảo
xa phiên bản một được nhạc sĩ Thanh Phương phối
theo phong cách acoustic, vốn đã quen thuộc
với
người
nghe bởi
sự
thư
thái, nhẹ
nhàng nhưng
không kém phần sâu lắng.
Với phiên bản
này, ca sĩ Tùng Dương thể hiện cùng nhiều chiến
sĩ hải
quân năm nào. Không gian âm nhạc và giọng
hát Tùng Dương như hòa quyện để
mang đến
cho người
nghe cảm
nhận
về
một
tình yêu lớn lao, tình yêu Tổ quốc.
Trong khi đó, với phiên bản 2, lần
đầu
tiên những
giai điệu
réo rắt,
quyến
rũ của
dòng nhạc
Jazz blue được đưa vào một ca khúc nhạc đỏ
như
Nơi
đảo
xa.
Tiết mục của Tùng Dương đã nhận được những tràng pháo tay giòn giã từ phía khán giả.
Tùng Dương cho biết: "Bài hát Nơi đảo xa khi được các cựu chiến sĩ Tàu Không Số hát cùng, Dương thấy lâng lâng và xúc động trước phần hòa giọng của các bác cùng đàn arcodeon và thấu hiểu được giá trị của bài hát sống với thời gian."
Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha đã dành cho Tùng Dương những lời khen có cánh với hai phần trình diễn ấn tượng.
Anh hùng Lực lượng
vũ trang Nguyễn Văn Đức thích phiên bản gốc của bài hát bởi sự hào hùng, xúc động.
Nhạc sĩ Văn Ký cho biết ông choáng ngợp trước hai tiết mục của Tùng Dương. Dù vậy, nếu phải lựa chọn, ông vẫn yêu thích phiên bản gốc của ca khúc Nơi đảo xa thay vì phiên bản Jazz mới mẻ.
* Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!