"Lực lượng Chiến lược Quân đội Nhân dân Triều Tiên đang xem xét kỹ lưỡng kế hoạch sử dụng tên lửa đạn đạo chiến lược tầm trung Hwasong-12 tấn công các khu vực quanh đảo Guam, nơi có căn cứ quân sự lớn của Mỹ, bao gồm Căn cứ Không quân Anderson", Đài Truyền hình Trung ương Triều Tiên cho biết.
Nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, Guam là phần lãnh thổ của Mỹ nằm gần Triều Tiên nhất (Ảnh: EPA)
Không phải ngẫu nhiên Triều Tiên đặt Guam vào tầm ngắm. Nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, Guam là phần lãnh thổ của Mỹ nằm gần Triều Tiên nhất. Nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm trung và tầm xa của Triều Tiên, với vị trí này, Guam được coi là mục tiêu tấn công hợp lý của Bình Nhưỡng.
Đáng chú ý, đây là tuyên bố đầy thách thức mà Triều Tiên vừa đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng, bất cứ mối đe dọa nào của Bình Nhưỡng đối với Washington cũng sẽ phải đối mặt với 1 sự đáp trả mạnh mẽ.
Hiện nay, chính sách mà chính quyền Trump đang áp dụng với Triều Tiên được vắn tắt trong 2 mệnh đề là "sức ép tối đa" trong khi "tiếp tục can dự". Đây được coi là hệ quả tiếp theo, hơn là một bước ngoặt thay đổi trong so sánh với chính sách "kiên nhẫn chiến lược" từ thời chính quyền Obama.
Triều Tiên là bài toàn khó với nhiều đời Tổng thống Mỹ và ông Trump cũng không phải trường hợp ngoại lệ (Ảnh: freemalaysiatoday.com)
Chính sách này dựa trên 2 nhận định căn bản. Một là Mỹ cho rằng Triều Tiên đến giờ vẫn chưa phải chịu trừng phạt hết mức có thể. Hai là Mỹ tin rằng hiện vẫn còn một khoảng thời gian nhất định trước khi Triều Tiên thực sự trở thành quốc gia hạt nhân hay thực sự có thể tấn công lãnh thổ Mỹ.
Với những động thái mới nhất đến từ Triều Tiên, khả năng phòng thủ tên lửa của Mỹ ra sao? Những căng thằng giữa 2 quốc gia này sẽ đi đến mức độ nào? Những biện pháp đáp trả từ phía Mỹ? Tất cả những câu hỏi trên phần nào sẽ được trả lời trong chương trình Vấn đề hôm nay ngày 9/8.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!