Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam: Còn thấp thoáng những tư duy cũ

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 13/01/2021 06:23 GMT+7

VTV.vn - Theo VCCI, các quy định có tính chất gia tăng về chi phí tuân thủ của doanh nghiệp một cách bất hợp lý, hay hành chính can thiệp vào thị trường vẫn còn rất nhiều.

Trong báo cáo “Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam năm 2020” được VCCI công bố, năm 2020 đã có 17 luật, 158 nghị định, 39 quyết định cùng 310 thông tư được các cấp có thẩm quyền ban hành.

Điểm sáng nhất năm 2020 là việc các chính sách pháp luật đã được ban hành kịp thời để hỗ trợ hoạt động kinh doanh đầu tư gặp khó khăn bởi dịch bệnh COVID-19. Các bộ, ngành đã ban hành ít nhất 95 văn bản để cụ thể hoá các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng phó với tác động của dịch bệnh. Tiêu biểu như Nghị định 41 gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; 20 thông tư của Bộ Tài chính miễn, giảm phí; giãn, hoãn thời điểm nộp thuế; Thông tư 01 của Ngân hàng Nhà nước về cơ cấu thời hạn trả nợ,…

Tuy nhiên theo báo cáo dù số lượng văn bản pháp luât dưới dạng thông tư đã giảm nhiiều nhưng xét về nội dung thì các văn bản pháp luật kinh doanh chưa có thay đổi nhiều về tư duy thông thoáng. Các quy định có tính chất gia tăng về chi phí tuân thủ của doanh nghiệp một cách bất hợp lý, hay các quy định có tính chất hành chính can thiệp vào thị trường vẫn còn rất nhiều.

Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam: Còn thấp thoáng những tư duy cũ - Ảnh 1.

Theo báo cáo của VCCI, các quy định có tính chất gia tăng về chi phí tuân thủ của doanh nghiệp một cách bất hợp lý, hay các quy định có tính chất hành chính can thiệp vào thị trường vẫn còn rất nhiều

"Hiện nay chúng ta bỏ được một ít, sau đó ban hành luật, nghị định lại thêm điều kiện kinh doanh. Thì rõ ràng có một cái gì đó chúng ta vẫn đang tư duy quản lý theo nếp cũ, chứ chưa phải là một cách tiếp cận pháp luật theo cách mới", chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung cho biết.

Điều đáng nói, tư duy cũ không chỉ nằm trong cách xây dựng các quy định pháp luật với cách nghĩ cũ, thói quen cũ mà còn nằm ở việc chậm chễ và để trống những lĩnh vực, những mảng kinh tế mới xuất hiện như kinh tế số.

"Trong năm 2020 có thể thấy những cải cách về pháp luật kinh doanh quan trọng, tiêu biểu như chương trình ra soát về hoạt động kinh doanh. Rất nhiều các quy định kinh doanh đã được cải thiện tích cực.

Song qua rà soát vẫn có những điều kiện kinh doanh nó chưa theo tinh thần này. Nó vẫn còn đó những điểm cũ theo như nhận định của nhiều doanh nghiệp, nhiều chuyên gia như: Can thiệp vào hoạt động tự chủ của doanh nghiệp, can thiệp thô bạo vào thị trường, vẫn đặt ra những rào cản cao, vẫn có sự chồng chéo xung đột trong các lĩnh vực", ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế của VCCI cho biết.

Chính sách pháp luật đã khơi thông dòng kinh doanh như thế nào trong năm 2020? Đâu là những thấp thoáng trong tư duy cũ của việc xây dựng các chính sách pháp luật kinh doanh? Các giải pháp để khơi thông dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam?

Những câu hỏi này sẽ phần nào được giải đáp trong chương trình Vấn đề hôm nay ngày 12/1.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước