Khoảng mờ pháp lý trong phòng chống xâm hại tình dục trẻ em

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 20/04/2019 09:51 GMT+7

VTV.vn - Dù có luật quy định nhưng cơ quan điều tra, tố tụng vẫn đang gặp khó khăn khi áp dụng luật để xử lý các vụ xâm hại tình dục trẻ em.

Vì sao có những vụ xâm hại tình dục trẻ em bị "chìm xuống" hoặc xử lý chiếu lệ dù có biểu hiện rõ ràng? Vì sao có những kẻ xâm hại biện hộ hành vi của mình chỉ là nựng trẻ nhỏ? Những khoảng mờ pháp lý nào cần làm rõ về xâm hại tình dục trẻ em? Những câu hỏi này đã được thảo luận trong chương trình Vấn đề hôm nay cùng hai khách mời TS. Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội và bà Hoàng Thị Phương Thảo - Giám đốc ActionAid Việt Nam.

"Một trong những lý do khiến những vụ việc xâm hại trẻ em khó trong quá trình điều tra, thu thập bằng chứng hay tố tụng là bởi khoảng trống trong pháp luật. Chẳng hạn như hành vi dâm ô đối với trẻ dưới 16 tuổi quy định trong điều 146, Bộ luật Hình sự năm 2015 không có định nghĩa rõ ràng thế nào là hành vi dâm ô. Theo hướng dẫn để thực hiện điều này, hành vi dâm ô chỉ xoay quanh động chạm bộ phận sinh dục, những bộ phận nhạy cảm khác thì bị loại trừ ra khỏi hướng dẫn của thông tư này. Chính vì vậy, cơ quan điều tra đều bó tay", TS. Khuất Thu Hồng cho biết.

"Chúng ta có luật nhưng không thể sử dụng luật để đưa những vụ việc đó ra xét xử hợp tình hợp lý, mang lại công lý cho người bị hại" - TS. Khuất Thu Hồng nói tiếp - "Chúng ta có lẽ phải làm ngay là rà soát toàn bộ các quy định có liên quan đến tội danh bạo lực tình dục, để xem khoảng mở ở chỗ nào, kẽ hở ở đâu, đưa ra định nghĩa, hướng dẫn rõ ràng cụ thể, giúp cơ quan điều tra, tố tụng có đủ công cụ hiệu lực".

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước