Một trong những nguyên nhân của việc bố trí kỳ nghỉ dài ngày là nhằm kích cầu tiêu dùng. Đây vừa là cách để người dân có cơ hội nghỉ ngơi sau những ngày lao động vất vả, vừa là cơ hội để người dân có thời gian tiêu tiền, giúp kích cầu.
Tuy nhiên, theo báo cáo, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý I năm nay tăng 5,46% so với cùng kỳ năm trước và có dấu hiệu chững lại so với tốc độ tăng 6,12% của cùng kỳ năm ngoái và 5,9% của năm 2011. Đáng chú ý là tăng trưởng ngành nông nghiệp giảm mạnh -2,69%, trong khi đó, ngành công nghiệp chỉ tăng 6,2%, kém xa mức tăng 9,27% của cùng kỳ năm ngoái.
Hoạt động xuất nhập khẩu cũng khá trầm lắng với xu hướng xuất siêu trở lại. Giá trị nhập khẩu hàng hóa giảm mạnh -4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu dầu thô, nguồn chính của ngân sách nhà nước, giảm tới -52,8%.
Trong khi đó, số lượng khách du lịch nội địa trong quý I năm nay đạt gần 19 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch đạt gần 110 tỷ đồng, tăng hơn 21% so với cùng kỳ năm 2015.
Lượng tiêu thụ bia trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 tăng ít nhất 10% so với năm ngoái. Tuy nhiên, trong 9 ngày nghỉ Tết (6/2 - 14/2), toàn quốc xảy ra 408 vụ tai nạn giao thông, làm thiệt mạng 300 người, bị thương 380 người. Trong 6 ngày Tết (7/2 - 12/2), các bệnh viện đã tiếp nhận 3.400 ca nhập viện vì đánh nhau, trong đó có 10 ca tử vong.
Nếu những kỳ nghỉ dài ngày không được tận dụng đúng cách, lãng phí chắc chắn sẽ phát sinh. Đó là sự lãng phí về thời gian, lãng phí tiền của của xã hội và của chính người dân. Ngoài ra, những kỳ nghỉ dài ngày còn phát sinh những hệ quả không mong muốn như nhậu nhẹt, tụ tập cờ bạc, đánh chửi nhau, tai nạn giao thông gia tăng…
Để bàn luận sâu hơn về vấn đề lãng phí từ những ngày nghỉ dài, chương trình Vấn đề hôm nay đã mời tới trường quay Tiến sĩ Vũ Đình Ánh - Chuyên gia Kinh tế.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.