Người cao tuổi không có tích lũy: Làm sao để lương hưu không còn là ước mơ?

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 26/06/2019 07:03 GMT+7

VTV.vn - Gánh nặng dân số già đang tạo ra sức ép an sinh lớn khi phần lớn người cao tuổi ở nông thôn không có tích lũy. Với họ, có lương hưu về già là mơ ước.

Khoảng 80% người từ 60 - 79 tuổi ở Việt Nam không có lương hưu và cũng không có nguồn trợ cấp nào, trừ những trường hợp đặc biệt. Họ sống chủ yếu bằng sự hỗ trợ của con cái hoặc tiếp tục lao động kiếm sống.

Mặc dù theo quy định của luật pháp Việt Nam, nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi đã hết tuổi lao động, nhưng số người sống nhờ sự hỗ trợ của con cái cũng chỉ là số ít vì không phải con cái nào cũng đủ điều kiện hỗ trợ bố mẹ. Đồng lương của họ tằn tiện cũng chỉ đủ cho gia đình và bản thân. Thực trạng người cao tuổi Việt Nam đang sống như thế nào và có giải pháp nào cho họ?

Người cao tuổi không có tích lũy: Làm sao để lương hưu không còn là ước mơ? - Ảnh 1.

Ông Phạm Trường Giang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ LĐ-TB&XH cho biết: "Hiện nay, theo thống kê, chúng ta có khoảng trên 11 triệu người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên. Khoảng 50% trong số đó được hưởng các khoản trợ cấp an sinh xã hội, trong đó lương hưu bảo hiểm xã hội hàng tháng chiếm khoảng 25-30%. Như vậy, số người từ 60 tuổi đến dưới 80 tuổi hiện nay ở nông thôn chiếm tỷ trọng khá lớn. Hiện nay, họ chưa được hưởng khoản trợ cấp hàng tháng nào để đảm bảo cuộc sống cho họ và gia đình họ".

Theo ông Giang, trước đây chúng ta có tâm lý "trẻ cậy cha, già cậy con" nhưng cùng với sự phát triển của xã hội, hiện nay, mô hình này càng giảm đi, mà theo hướng người cao tuổi tự đảm bảo cuộc sống của mình ngày càng tăng lên.

Người cao tuổi không có tích lũy: Làm sao để lương hưu không còn là ước mơ? - Ảnh 2.

Ông Phạm Trường Giang (áo trắng), Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ LĐ-TB&XH trong chương trình "Vấn đề hôm nay".

Với những người không có lương hưu hoặc khoản trợ cấp hàng tháng mà vẫn có một tuổi già an nhàn, chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện đã ra đời. Chính sách này có hiệu lực từ 1/1/2008, trải qua hơn 10 năm thực hiện, mới chỉ có khoảng hơn 200.000 người tham gia.

"Có nhiều người chưa nhận thức được lợi ích của BHXH tự nguyện. Nó hoàn toàn các xa các loại hình bảo hiểm khác. Đây là một chính sách của Nhà nước mang tính nhân văn để đảm bảo tuổi già cho người lao động" - ông Phạm Trường Giang cho biết.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước