Một quốc gia phát triển là nơi bản quyền tác giả được tôn trọng ở mức cao nhất. Tuy nhiên, sau nhiều năm, Việt Nam đã tham gia côn ước Bern, thậm chí có cả Luật Sở hữu trí tuệ, các ấn phẩm lậu vẫn tràn lan.
Theo tìm hiểu của phóng viên, các ấn phẩm lậu có đường đi cơ bản như sau: Các đối tượng lấy sách thật, sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại như máy scan, photocopy, máy tính... để sao chép lại các trang sách; sau đó chỉnh sửa, có thể phải đánh chữ, đổ màu lại nếu scan bị mờ hay nét chữ bị gai, in màu trang bìa nhằm tái tạo trang sách gốc. Sau đó, các đối tượng chuyển sang nhà in để tổ chức in lậu.
Ngoài ra, các đối tượng có cách khác là mua chuộc một số "tay trong" để lấy được các chế bản của sách thật để đầu nậu, từ đó tiến hành nhân sao và triển khai in lậu. Một số nhà in thấy một số cuốn sách có khả năng tiêu thụ lớn nên đã tự ý in nối bản để bán kiếm lời. Các đối tượng phân chia làm sách ở các địa điểm khác nhau để dễ tẩu tán, tiêu thụ. Sau khi in, sách lậu được phân tán nhanh về các nơi để tung ra thị trường.
Ông Lê Hoàng Hải - Phó Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là khách mời của chương trình Vấn đề hôm nay ngày 20/6 sẽ chia sẻ để làm rõ hơn về vấn đề này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!