Tăng giờ làm thêm ảnh hưởng gì đến người lao động và sử dụng lao động?

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 12/06/2019 05:23 GMT+7

VTV.vn - Đề xuất tăng giờ làm thêm từ 300 giờ lên 400 giờ/năm đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người lao động và người sử dụng lao động.

Quốc hội đang thảo luận về dự án Luật Lao động sửa đổi và theo kế hoạch, luật này sẽ được thông qua trong kỳ họp lần này. Bên cạnh những nội dung quan trọng, việc tăng giờ làm thêm được quy định trong luật đã thu hút sự chú ý đặc biệt của người lao động và người sử dụng lao động.

Dự thảo của Luật Lao động sửa đổi mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang đề xuất sẽ tăng giờ làm thêm cao hơn trước. Cụ thể, số giờ làm thêm tăng 100 giờ/năm so với hiện hành, từ 300 lên 400 giờ/năm và chỉ chi người lao động đồng ý, tổ chức sử dụng lao động mới được huy động làm thêm giờ. Cùng với đó, dự thảo bảo đảm số giờ làm thêm trong 1 ngày không quá 50% số giờ làm việc bình thường. Người lao động làm việc theo ca được nghỉ 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.

Dự thảo cũng đề xuất quy định về tiền lương làm thêm giờ phải cao hơn tiền lương giờ làm việc tiêu chuẩn ít nhất là bằng 150% nếu làm thêm vào ngày thường, 200% nếu làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần và 300% nếu làm thêm ngày lễ, Tết.

Vậy tại sao phải tăng giờ làm thêm? Việc tăng giờ làm thêm sẽ tác động như thế nào đến người lao động và người sử dụng lao động?

Để làm rõ hơn về chủ đề này, chương trình Vấn đề hôm nay đã mời tới trường quay GS, TS Lê Vân Trình - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học và An toàn vệ sinh lao động, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật - An toàn vệ sinh lao động Việt Nam.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước