82.000 tỷ đồng là số tiền nợ thuế hiện nay. 42% số này là nợ thuế khó đòi. Cơ quan thuế nhằm xây dựng những quy định nhằm xóa nợ thuế khó đòi này. Nhiều ý kiến cho rằng việc xóa nợ thuế sẽ dẫn đến kẽ hở bị lợi dụng trốn thuế. Cơ quan thuế có lý của mình để đưa đề xuất xóa nợ. Ý kiến phản biện không phải không có lý. Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề này? Câu hỏi trên được đưa ra bình luận trong chương trình Vấn đề hôm nay cùng sự tham gia của khách mời Nguyễn Thị Cúc - Nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục thuế.
Theo bà Nguyễn Thị Cúc đánh giá, chủ trương xóa nợ thuế khó đòi là cần thiết: "Về nguyên tắc, chúng ta có số thuế phát sinh mà cơ quan thuế quản lý được thông qua đăng ký kê khai và nộp. Vậy số thuế phát sinh so với tổng số nộp thường có mức chuyển hợp lý là dưới phần trăm tổng số phát sinh. Vậy số thuế thu vào phải trên 95%. Nhưng vì số nợ thuế không có khả năng thu và từ đó dẫn đến con số này lên rất lớn. Như vậy, số tiền thuế nợ không đòi được sẽ không chỉ có 5% mà còn lên cao hơn. Khi nhìn vào số tiền này, nhiều câu hỏi đặt ra như tại sao cơ quan thuế không thu thuế nợ đọng mà điều chỉnh thuế chỗ này chỗ khác? Trong khi số tiền nợ thuế có rất nhiều phần trăm là tiền ảo".
"Vấn đề ở đây là xác định đúng đối tượng được xóa nợ. Trường hợp nào được miễn, trường hợp nào được xóa phải nêu cụ thể. Đúng đối tượng thì chúng ta xóa, nếu không đúng thì có thể đối tượng sẽ chây ì, rất nguy hiểm" - bà Nguyễn Thị Cúc nói tiếp - "Ai ký lệnh xóa nợ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, không chỉ cơ quan thuế xác nhận việc xóa nợ mà còn phải phối hợp với nhiều cơ quan chức năng".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!