Giữ tiếng Việt cho thế hệ trẻ xa xứ cần thời gian, công sức và tấm lòng với quê hương

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 18/04/2023 14:56 GMT+7

VTV.vn - Giữ được tiếng nói nghĩa là vẫn giữ được hồn cốt quê nhà.

Đài Truyền hình Việt Nam đã phát sóng những số đầu tiên của chương trình Chào tiếng Việt trên kênh VTV4. Thông qua cách thể hiện sinh động và gần gũi, chương trình hướng tới đối tượng là trẻ em Việt Nam ở nước ngoài, dạy tiếng Việt, văn hóa Việt cho các em. Đây là một trong nhiều nỗ lực góp phần nuôi dưỡng tình yêu tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, bởi tiếng Việt là mạch nguồn lan tỏa, làm nên hồn cốt văn hóa dân tộc Việt Nam.

Chương trình truyền hình Chào tiếng Việt phát trên VTV4 với nhiều khung giờ đa dạng để người xem ở nhiều nước khác nhau có thể theo dõi. Học liệu được sử dụng trong chương trình là bộ sách Chào tiếng Việt dành cho trẻ em người Việt Nam ở nước ngoài, thuộc 2 nhóm tuổi là 6 – 10 và 10 – 15. Bộ sách này cũng có thể tham khảo đối với các thầy cô giáo, phụ huynh hướng dẫn học sinh học tiếng Việt.

Tiếng Việt vừa là cầu nối vừa là phương tiện góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, thể hiện tình yêu tổ quốc của những người con xa quê hương. Điều này người Việt nào cũng hiểu. Nhưng khi sống ở nước ngoài, việc duy trì và dạy con nói tiếng Việt không dễ dàng. Do đa phần thời gian trong ngày, trẻ học ở trường nói tiếng bản xứ. Nếu cha mẹ không dành thời gian trò chuyện bằng tiếng Việt với con, cho con tiếp xúc với nhiều người Việt thì trẻ rất khó tích lũy được vốn từ tiếng Việt phong phú để giao tiếp. Chính vì vậy, nhiều người Việt ở nước ngoài vẫn nỗ lực tổ chức các lớp học tiếng Việt để giúp con không quên tiếng mẹ đẻ, không quên nguồn cội của mình.

Kết luận số 12 của Bộ Chính trị về công tác Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2021- 2026 nhấn mạnh cần đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, giữ gìn tiếng Việt, phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đây được xác định là một quyết sách quan trọng giúp khuyến khích, cổ vũ đồng bào, nhất là thế hệ trẻ học tập và gìn giữ tiếng Việt. Ngày 8/9 hàng năm cũng được chọn là Ngày tôn vinh tiếng Việt. Giữ gìn tiếng Việt là công việc đòi  hỏi thời gian, công sức và tấm lòng với quê hương xứ sở của mỗi người Việt.

Giữ được tiếng nói nghĩa là vẫn giữ được hồn cốt quê nhà, để giữ được tiếng Việt cho trẻ Việt ở nước ngoài, điều đầu tiên cần làm là duy trì giao tiếp tiếng Việt với trẻ tại nhà. Theo nguyên tắc chung, trẻ em cần được nghe một ngôn ngữ ít nhất 20 – 30 % thời gian để sử dụng được nó. Khi sử dụng ngôn ngữ cội nguồn thường xuyên ở nhà, cha mẹ đang gửi gắm một thông điệp đến con rằng ngôn ngữ đó rất quan trọng. Cha mẹ nên nói chuyện, đọc truyện, đọc thơ với con trẻ bằng tiếng Việt về nhiều chủ đề trong đời sống, về những câu chuyện văn học lịch sử, giúp hình thành tình yêu với văn hóa Việt.

Chương trình mới trên VTV4 - Chào Tiếng Việt: Cuốn sách giáo khoa bằng hình ảnh đưa tiếng Việt đến gần hơn với các em nhỏ Việt Nam trên Thế giới Chương trình mới trên VTV4 - Chào Tiếng Việt: Cuốn sách giáo khoa bằng hình ảnh đưa tiếng Việt đến gần hơn với các em nhỏ Việt Nam trên Thế giới

Hôm nay (3/4), Chào Tiếng Việt, chương trình dạy tiếng Việt trên truyền hình hoàn toàn mới được Ban Truyền hình đối ngoại, Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất sẽ chính thức lên sóng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước