Hơi thở mới trong văn hóa truyền thống Tây Nguyên

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 19/03/2024 16:09 GMT+7

VTV.vn - Trên quan điểm bảo tồn có chọn lọc, phát huy sáng tạo những nét mới trên nền vốn có, đó chính là hình thức bảo tồn sống để văn hóa cất tiếng nói trong không gian thực.

Với mong muốn tôn vinh và khai thác bản sắc văn hóa của người đồng bào Tây Nguyên, mới đây nhà thiết kế - đạo diễn Minh Hạnh đã cùng với những nghệ sĩ, nhà thiết kế trẻ tái hiện không gian văn hóa cồng chiêng qua một show diễn thời trang mang tên Đăk Hà ngày mùa tại tình Kom Tum.

"Họ đã được là mình, được trân trọng bởi những nét dệt, đường đan, bởi những điệu múa, chúng ta sắp đặt lại. Lúc này, thời trang mang một sứ mệnh khác, đó là nghệ thuật hóa cuộc sống bằng những điều bình dị, bằng những sản phẩm bình dị, chúng ta nâng tầm để nghệ thuật dân gian trở nên hiện đại, văn minh và gần gũi hơn", nhà thiết kế Minh Hạnh chia sẻ.

Tây Nguyên là một trong những vùng văn hóa lớn của Việt Nam, được hình thành và phát triển từ hàng ngàn năm, với những giá trị đa dạng và đặc sắc. Thời gian qua, do nhiều yếu tố mà nhiều giá trị văn hóa có nguy cơ bị mai một. Việc đem hơi thở mới, những cải biên hợp lý để những giá trị văn hóa có thể thích nghi với thời đại đang là một hướng đi.

Điển hình như nuôi voi – một trong những nét đặc sắc riêng có của Tây Nguyên, đồng bào coi voi là động vật đứng đầu trong các loài thú rừng, tượng trưng cho quyền lực, sức mạnh vật chất và tinh thần trong mỗi buôn làng. Nhưng có thời điểm, việc khai thác voi trong du lịch, cụ thể là hoạt động cưỡi voi, đã gây ra nhiều hệ lụy. Hiện nay, tỉnh Đăk Lăk đã hoàn toàn chấm dứt hoạt động này và thay vào đó bằng một chiến dịch truyền thông mới "Tôi cười cùng voi, tôi ngưng cưỡi voi".

Có thể thấy, phát triển du lịch cộng đồng gắn liền với bảo tồn văn hóa truyền thống, mở ra cơ hội nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội cho địa phương, đây là định hướng của các tỉnh Tây Nguyên nhằm tạo sinh kế bền vững cho người dân từ giá trị văn hóa. Thực tế, nếu làm tốt việc giữ gìn, phát huy tài nguyên một cách sáng tạo và hợp lý thì Tây Nguyên sẽ là điểm đến của du khách trong và ngoài nước ưa khám phá văn hóa địa phương, vùng miền.

Bảo tồn văn hóa Tây Nguyên: Khi Nhà nước và cộng đồng để văn hóa cất tiếng nói trong không gian thực Bảo tồn văn hóa Tây Nguyên: Khi Nhà nước và cộng đồng để văn hóa cất tiếng nói trong không gian thực

VTV.vn - Ở Tây Nguyên, vai trò của Nhà nước trong thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy chính sách văn hóa của các dân tộc thiểu số được thể hiện rất rõ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước