Một hình ảnh được Mark chia sẻ trên trang Facebook cá nhân trước khi vợ anh sinh hạ. (Ảnh: Mark Zuckerberg)
Mark viết trong phần mở đầu của lá thư: “Mẹ con và ta vẫn chưa có từ ngôn từ nào để diễn tả niềm hy vọng mà con mang đến cho chúng ta. Cuộc sống mới của con tràn đầy hứa hẹn và bố mẹ hy vọng con sẽ được hạnh phúc và khỏe mạnh, vì như thế, con có thể khám phá thế giới này một cách trọn vẹn. Con đã cho chúng ta một lý do để mang đến thế giới ấy – thế giới mà chúng ta hy vọng con sẽ sống trong đó. Như tất cả các ông bố bà mẹ khác, chúng ta muốn con trưởng thành trong một thế giới tốt hơn thế giới chúng ta đang sống hôm nay”.
Ngay sau chia sẻ này, Mark Zuckerberg đã nói về thế giới lý tưởng mà anh mong muốn con gái mình cũng như những đứa trẻ khác ở thế hệ sau sẽ được tận hưởng. Và vấn đề đầu tiên trong những vấn đề anh muốn được góp phần cải thiện liên quan đến sức khỏe. Mark cho rằng có nhiều cách để thế giới trở nên tốt hơn.
“Sức khỏe được cải thiện. Đói nghèo được đẩy lùi. Kiến thức được nhân rộng. Mọi người kết nối với nhau. Công nghệ tiến bộ trong mọi lĩnh vực có ý nghĩa là cuộc sống của con sẽ tốt hơn đáng kể so với chúng ta ngày hôm nay.
Ngày hôm nay, rất nhiều người chết vì 5 loại bệnh: tim, ung thư, đột quỵ, suy nhược thần kinh và các bệnh truyền nhiễm. Và chúng ta có thể làm cho quá trình này và các vấn đề khác qua nhanh hơn.
Bức ảnh về sự chuẩn bị cho sự ra đời của con gái được Mark chia sẻ.
Khi chúng ta nhận ra rằng thế hệ của các con và các trẻ em của thế hệ sau đó sẽ không phải chịu đựng bệnh tật, chúng ta có trách nhiệm để đầu tư một chút cho tương lai để điều này biết thành hiện thực. Mẹ con và ta muốn làm một phần công việc của mình.
Chữa bệnh cần thời gian và trong một khoảng thời gian ngắn từ 5-10 năm, không có vẻ chúng ta sẽ làm được nhiều sự khác biệt. Nhưng về lâu dài, hạt giống chúng ta gieo xuống ngày hôm nay sẽ phát triển và vào một ngày, con và các con của con sẽ được thấy điều mà chúng ta chỉ có thể tưởng tượng: một thế giới không có bệnh tật.
Hiện nay có rất nhiều cơ hội như thế. Nếu xã hội tập trung nhiều hơn năng lượng vào những thách thức to lớn, chúng ta sẽ để lại cho thế hệ của con một thế giới tốt đẹp hơn.
Bố mẹ sẽ làm phần việc của mình để những điều đó xảy ra, không chỉ bởi vì chúng ta yêu con mà còn bởi chúng ta có trách nhiệm đạo đức với tất cả trẻ em trong thế hệ kế tiếp. Bố mẹ tin rằng tất cả cuộc đời đều có giá trị như nhau và nhiều con người sống trong thế hệ tương lai sẽ được sống tốt hơn hôm nay. Xã hội của chúng ta có nghĩa vụ cải thiện cuộc sống cho tất cả những người đến với thế giới này, không chỉ là những người đang sống ở đây trong hiện tại”.
Hình ảnh mới nhất về gia đình nhỏ của Mark Zuckerberg.
Ngoài vấn đề sức khỏe, một vấn đề khác cũng được người sáng lập ra mạng xã hội Facebook đề cập đến chính là giáo dục. Anh tập trung vào 2 ý tưởng là thúc đẩy tiềm năng con người và quyền bình đẳng giữa con người với con người. Trong đó, việc thúc đẩy tiềm năng con người sẽ giúp con người ở thế hệ sau có thể “học hỏi và trải nghiệm nhiều hơn 100 lần so với ngày hôm nay”, giúp thế hệ tương lai sống lâu và khỏe mạnh hơn, mang đến cho con người nhiều ý tưởng và cơ hội, giúp con người giải quyết và đương đầu được với bất kỳ thách thức nào.
Mark cũng cho rằng việc thúc đẩy quyền bình đẳng giữa con người sẽ đảm bảo cho mọi người được tiếp cận với các cơ hội mà không phân biệt quốc gia hay hoàn cảnh họ sinh ra.
“Xã hội chúng ta phải làm điều này không chỉ bởi sự công bằng hay từ thiện mà là vì sự tiến bộ của con người” – Mark viết.
Ngay sau đó, Mark đã đặt ra rất nhiều câu hỏi: “Thế hệ của chúng ta có thể loại bỏ được đói nghèo? Cung cấp cho tất cả mọi người sự chăm sóc ý tế cơ bản? Phát triển hòa bình và mối quan hệ hiểu biết giữa người dân ở các quốc gia? Chúng ta có thể thật sự trao quyền bình đẳng cho mọi người – phụ nữ, trẻ em, các dân tộc thiểu số, người nhập cư?”.
“Nếu thế hệ chúng ta có sự đầu tư đúng, câu trả lời cho mỗi câu hỏi có thể được giải đáp và đó là hy bọng cho cuộc đời của thế hệ con”.
“Nhiệm vụ này, về tiềm năng con người và thúc đẩy sự bình đẳng, sẽ đòi hỏi cách tiếp cận mới. Chúng ta phải có những khoản đầu tư dài hạn trong, từ 25, 50 và thậm chí là 100 năm. Những thách thức lớn đòi hỏi rất nhiều thời gian và chúng sẽ không thể được giải quyết bằng những suy nghĩ ngắn hạn”.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!